Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không?

Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau:

Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không?

Người khuyết tật được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định (điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định 100/2015/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP).

Trước tiên, theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm:

Stt

Đối tượng

Điều kiện

1

Người có công với cách mạng

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê/thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

- Phải có đăng ký thường trú/đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

2

Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê/thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

- Phải có đăng ký thường trú/đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

- Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3

Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

4

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân

5

Cán bộ, công chức, viên chức

6

Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê/thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

- Phải có đăng ký thường trú/đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

7

Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê/thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

- Phải có đăng ký thường trú/đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.


Theo điểm g khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, trường hợp đối tượng là người khuyết tật thì phải có xác nhận là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không
Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không? (Ảnh minh họa)

Đồng thời, Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, người khuyết tật và người có công với cách mạng được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định.

Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 02 nhóm đối tượng ưu tiên này trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án.

Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm.

Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2015 được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021, hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội gồm:

  • Giấy tờ chứng minh về đối tượng được mua nhà ở xã hội;

  • Giấy tờ chứng minh về thực trạng nhà ở;

  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú;

  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.

Chi tiết gồm các loại giấy tờ sau đây:

Stt

Loại giấy tờ

Mô tả

1

Giấy tờ chứng minh về đối tượng được mua nhà ở xã hội và thực trạng nhà ở

Tùy từng đối tượng sẽ cần giấy tờ chứng minh tương ứng:

(1) Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đối với người có công với cách mạng - mẫu số 02 Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD.

(2) Giấy xác nhận về đối tượng giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đối với người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị và đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ chế độ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú từ 01 năm trở lên nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác cấp theo mẫu số 04 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD.

(3) Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức (quy định tại khoản 5, 6 và 7 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 03 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD.

(4) Giấy xác nhận đối tượng và thực trạng về nhà ở đối với đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo mẫu số 05 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD.

(5) Giấy xác nhận của UBND cấp huyện nơi đối tượng có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở theo mẫu số 07 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD.

(6) Giấy chứng nhận người khuyết tật đối với đối tượng là người khuyết tật.

2

Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú

- Văn bản xác nhận nơi cư trú/hoặc bản sao hộ khẩu tập thể tại địa phương nơi đăng ký mua nhà ở xã hội;

- Giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại nơi có dự án xây dựng nhà ở xã hội.

3

Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập

- Xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo mẫu số 08 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD.

- Văn bản kê khai về mức thu nhập (tờ khai thuế thu nhập cá nhân).


Trên đây là giải đáp về vấn đề người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến số 19006192 để được hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?