Người giám hộ khi lấy lời khai có bắt buộc phải có mặt không?

Quy định về người giám hộ được nêu cụ thể tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Dưới đây là giải đáp chi tiết về sự có mặt người giám hộ khi lấy lời khai của người chưa thành niên.

1. Trường hợp nào người dưới 18 tuổi phải có người giám hộ?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là khoản 1 Điều 136, người dưới 18 tuổi nếu còn cha mẹ và cha mẹ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên.

Đồng thời, chỉ một số trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên mới cần đến người giám hộ:

- Người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc thuộc trường hợp không xác định được cha mẹ.

- Người chưa thành niên mặc dù vẫn còn cha mẹ nhưng cha mẹ lại không đủ điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên. Cụ thể, một trong các trường hợp sau đây, người chưa thành niên sẽ cần người giám hộ:

  • Cả cha và mẹ đều mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Cả cha và mẹ đều là người bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Cả hai người cha và mẹ đều bị tuyên bố là người bị hạn chế quyền với con chưa thành niên.
  • Cha mẹ đều là người không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

Quy định về người giám hộ khi lấy lời khai thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Người giám hộ khi lấy lời khai có bắt buộc phải có mặt?

Căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đang có hiệu lực, việc lấy lời khai của người dưới 18 tuổi có thể không cần người giám hộ của người này bởi các quy định sau đây:

- Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi (khoản 2 Điều 420).

- Người đại diện của người dưới 18 tuổi phải được thông báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi trong trường hợp giữ người khẩn cấp. Khi lấy lời khai thì phải có mặt của người bào chữa hoặc người đại diện của họ.

Do đó, khi lấy lời khai của người dưới 18 tuổi có thể có mặt người giám hộ của người này hoặc người bào chữa của người này. Bởi vậy, người giám hộ khi lấy lời khai có thể không bắt buộc phải có mặt.

3. Cử ai thay thế nếu không có người giám hộ khi lấy lời khai?

Căn cứ quy định về việc phối hợp khi cử người tham gia tố tụng nêu tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 06 năm 2018, khi lấy lời khai người dưới 18 tuổi mà không có người giám hộ, người đại diện, người trợ giúp pháp lý hoặc người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc:

a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cư trú cử người giám hộ nếu họ không có người giám hộ đương nhiên;

Như vậy, theo quy định này, nếu người dưới 18 tuổi không có người giám hộ đương nhiên thì sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã - nơi mà người này cư trú cử người giám hộ.

Quy định này không chỉ áp dụng trong việc lấy lời khai hoặc với các hoạt động tố tụng mà theo khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự cũng đã đề cập đến vấn đề này như sau: Nếu người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người này sẽ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Riêng người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 06 tuổi trở lên thì khi cử người giám hộ phải xem xét đến nguyện vọng của người này.

Theo đó, người giám hộ trong các trường hợp này theo thứ tự là anh cả hoặc chị cả ruột; nếu không đủ điều kiện thì người anh/chị ruột tiếp theo sẽ là người giám hộ. Nếu anh chị ruột đều không đủ điều kiện thì sẽ là ông bà nội, ông bà ngoại hoặc người được những người này cử ra làm người giám hộ.

Nếu tất cả những người trên đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì sẽ là bác, chú, cô, dì, cậu ruột của người này.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Người giám hộ khi lấy lời khai có bắt buộc phải có mặt không của LuatVietnam. Độc giả có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật của LuatVietnam 19006192 để tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.