Người dưới 18 tuổi phạm tội cướp tài sản, bị xử lý thế nào?

Cướp tài sản là hành vi phạm tội xảy ra tương đối phổ biến, trong đó đối tượng thực hiện hành vi phạm tội này còn bao gồm cả nhưng người trẻ tuổi là người chưa thành niên. Vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội cướp tài sản bị xử lý thế nào?

1. Mức phạt Tội cướp tài sản thế nào?

Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản.

Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các khung hình phạt của Tội cướp tài sản cụ thể như sau:

Hình phạt chính:

- Khung 01:

Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Khung 02:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% -30%;

+ Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - dưới 200 triệu đồng;

+ Phạm tội với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 03:

Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% -60%;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Khung 04:

Phạt tù từ 18 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

+ Làm chết người;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Với người chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 - 05 năm

Hình phạt bổ sung

Người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng; bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

nguoi duoi 18 tuoi phạm toi cuop tai san
Người dưới 18 tuổi phạm tội cướp tài sản, bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Người dưới 18 tuổi cướp tài sản, bị phạt ra sao?

Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

- Người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sư.

Căn cứ theo quy định trên, người dưới 18 tuổi (người từ 14 - dưới 18 tuổi) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản.

Đồng thời, tại Điều 101 Bộ luật Hình sự hướng dẫn áp dụng mức phạt tù có thời hạn với người dưới 18 tuổi phạm tội:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, mức hình phạt với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

- Đối với người từ đủ 16 tuổi - dưới 18 tuổi: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

- Đối với người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi: Mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

3. Người dưới 18 tuổi cướp tài sản có được hưởng án treo không?

Điều kiện hưởng án treo được quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về điều kiện hưởng án treo, theo đó người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ điều kiện:

-  Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

- Có nhân thân tốt: Luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân;…

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: Người phạm tội là phụ nữ có thai; Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;… và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên.

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định;

- Người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội…

Như vậy, trường hợp người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản mà Tòa án quyết định khung hình phạt dưới 03 năm và đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có thể được hưởng án treo.

Trên đây là giải đáp về người dưới 18 tuổi phạm tội cướp tài sản. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cướp tài sản làm chết người, tội có chồng thêm tội?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Nhiều người đã lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để làm phương tiện thực hiện hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể làm đơn tố cáo để gửi tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.