Người chuyển giới có đi nghĩa vụ quân sự không?

Nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định. Vậy người chuyển giới có đi nghĩa vụ quân sự không?

Người chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, người chuyển giới không thuộc đối tượng được miễn hoặc bị cấm nghĩa vụ quân sự. Do đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác thì người chuyển giới vẫn thuộc trường hợp đi nghĩa vụ quân sự. Cụ thể:

- Trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: Một trong các trường hợp:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc chưa được xoá án tích dù đã chấp hành xong hình phạt tù.
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc thuộc trường hợp bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang.

- Trường hợp miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Người bị mắc bệnh tâm thần, bị bệnh hiểm nghèo, bị khuyết tật hoặc bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, với trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu hết thời gian không được đăng ký thì có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự theo thủ tục thông thường.

Có thể thấy, người chuyển giới không phải trường hợp bị cấm hay được miễn đi nghĩa vụ quân sự. Do đó, người chuyển giới vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 12 và Điều 30, 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự

  • Nam có độ tuổi từ 17 trở lên.
  • Nữ đủ 18 tuổi trở lên.

Đối tượng được gọi nhập ngũ

  • Độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi là độ tuổi được gọi nhập ngũ. Với người học cao đẳng, đại học thì được tạm hoãn và có độ tuổi nhập ngũ kéo dài đến hết 27 tuổi.
  • Tiêu chuẩn khác: Lý lịch rõ ràng; đủ sức khoẻ; có trình độ văn hoá phù hợp; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Người chuyển giới có đi nghĩa vụ quân sự không? (Ảnh minh hoạ)

Trốn nghĩa vụ quân sự, bị phạt như thế nào?

Tuỳ vào mức độ, tính chất, hành vi của việc trốn nghĩa vụ quân sự, người trốn sẽ bị phạt như sau:

Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, mức phạt hành chính được quy định như sau:

Mức phạt

Hành vi

Phạt cảnh cáo

Công dân nam đủ 17 tuổi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.

Phạt tiền từ 08 - 10 triệu đồng

Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.

Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng

Không có mặt đúng thời gian, địa điểm được chỉ định để thực hiện kiểm tra, chỉ định khám sức khoẻ mà không có lý do chính đáng.

Phạt tiền từ 12 - 15 triệu đồng

Cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng

Không có mặt đúng thời gian, địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng

Sau khi đã có kết quả khám sức khoẻ, đủ điều kiện nhập ngũ như gian dối nhằm trốn lệnh gọi nhập ngũ.

Như vậy, mức phạt tiền của hành vi “trốn tham gia nghĩa vụ quân sự” là rất cao.

Chịu trách nhiệm hình sự

Không chỉ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính, hành vi trốn nghĩa vụ quân sự nếu nghiêm trọng là một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Cụ thể, theo Điều 332 Bộ luật Hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, mức phạt tù khi trốn nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phải ngồi tù từ 03 tháng - 02 năm: Không chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Phạt tù từ 01 - 05 năm: Khi người được gọi nhập ngũ có các hành vi tự làm bản thân mình bị thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khoẻ của mình; lôi kéo người khác phạm tội hoặc phạm tội trong thời chiến.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Người chuyển giới có đi nghĩa vụ quân sự không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.