Nghĩa vụ là gì? Đối tượng và các đặc điểm của nghĩa vụ

“Nghĩa vụ” là một cụm từ đã quá quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong giao tiếp cũng như văn bản pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ bản chất của nghĩa vụ là gì, nghĩa vụ có đặc điểm gì và pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ. Chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ những yếu tố đó trong bài viết này.

1. Nghĩa vụ là gì? 

“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá trị, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác nhau.”

nghĩa vụ là gì
Nghĩa vụ là gì? (Ảnh minh họa)

Hiểu một cách đơn giản, nghĩa vụ là việc mỗi công dân phải thực hiện một hoặc nhiều hành vi cần thiết do Nhà nước quy định. Trường hợp công dân không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước sẽ có các hình phạt và biện pháp xử lý như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Ngoài ra, nghĩa vụ còn là mối quan hệ ràng buộc giữa hai người hoặc hai tổ chức với nhau, trong đó một bên có trách nhiệm thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc nhiều hành vi nhất định theo thỏa thuận đã được thống nhất.

Nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ pháp luật khi được cấu thành bởi 3 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật dân sự. Trong đó:

  • Chủ thể: Là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, pháp nhân, nhà nước hoặc các chủ thể khác được pháp luật thừa nhận.

  • Khách thể: Là bên mang quyền trong một mối quan hệ nghĩa vụ. Các lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà bên chủ thể thực hiện đều hướng tới dành cho khách thể.

  • Nội dung: Những hoạt động cụ thể trong quan hệ nghĩa vụ như chuyển giao quyền, chuyển giao vật,... Tất cả quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia đều được thực hiện dưới sự đảm bảo của pháp luật nhà nước.

2. Đối tượng của nghĩa vụ

Sau khi đã hiểu nghĩa vụ là gì, cần tìm hiểu về đối tượng của nghĩa vụ. Theo đó, tài sản và công việc (thực hiện và không được thực hiện) là hai đối tượng của nghĩa vụ, trong đó:

  • Tài sản: Bao gồm tiền, vật, quyền tài sản và các loại giấy tờ có giá trị.

  • Công việc thực hiện: Là công việc cụ thể của một bên nhằm thoả mãn nhu cầu về lợi ích vật chất hoặc tinh thần của bên còn lại.

  • Công việc không được thực hiện: Là những công việc một bên chủ thể không được thực hiện theo yêu cầu của bên còn lại.

nghĩa vụ là gìĐối tượng của nghĩa vụ là tài sản và công việc (Ảnh minh họa)

Nghĩa vụ là một thành phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển của cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức. Trong sự phát triển của đất nước, nghĩa vụ là nền tảng của nền kinh tế. Một xã hội ổn định là khi cộng đồng xã hội biết tuân thủ luật pháp và chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình.

3. Đặc điểm của nghĩa vụ

Nghĩa vụ trên phương diện pháp luật dân sự có 3 đặc điểm sau:

3.1 Mang tính ràng buộc pháp lý

Nghĩa vụ luôn là sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các bên tham gia, quy định về những hành vi nhất định được làm hoặc không được làm. Nếu quan hệ nghĩa vụ bị vi phạm, nhà nước sẽ có những hình thức xử phạt theo pháp luật.

3.2 Chủ thể được xác định

Trong quan hệ nghĩa vụ, chủ thể là những cá nhân, tập thể đã được xác định trước. Mối quan hệ này hoàn toàn không liên quan đến người khác ngoài các chủ thể đã xác định. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nghĩa vụ và quyền lợi luôn đi đôi với nhau và có mối quan hệ hỗ trợ, tức là nghĩa vụ bên này sẽ là quyền lợi của bên kia và ngược lại.

3.3 Quan hệ trái quyền

Trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của bên này được thực hiện thông qua nghĩa vụ của bên kia. Bên A muốn nhận được quyền lợi thì yêu cầu bên B phải thực hiện đúng và đầy đủ những nghĩa vụ của mình.

4. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ được nêu trong Điều 275 Bộ luật Dân sự, cụ thể như sau:

4.1 Căn cứ vào hợp đồng dân sự

Khi hai bên chủ thể thiết lập hợp đồng dân sự thì khi đó nghĩa vụ dân sự được phát sinh. Đây là sự thỏa thuận về việc mua bán, trao đổi, vay mượn tài sản hoặc thực hiện công việc giữa các bên tham gia.

nghĩa vụ là gìHợp đồng được ký kết giữa hai bên chủ thể (Ảnh minh họa)

Hai bên chủ thể phải cam kết tuân theo những điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng. Hợp đồng này cũng là căn cứ để thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong tương lai.

4.2 Căn cứ vào hành vi pháp lý đơn phương

Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi tự do, tự nguyện, phát sinh bởi một bên chủ thể nhằm thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hành vi này được chấp nhận nếu không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Vì đây là hành vi đơn phương của một bên chủ thể, nên có thể phát sinh mối quan hệ nghĩa vụ dân sự không sẽ phụ thuộc vào quyết định của bên chủ thể còn lại.

4.3 Thực hiện hành vi không được ủy quyền

Đây là việc một người thực hiện những hành vi không thuộc về nghĩa vụ nhưng vẫn tự nguyện thực hiện vì quyền và lợi ích của người khác, và đảm bảo vẫn tuân thủ pháp luật.

4.4 Gây thiệt hại do vi phạm pháp luật

Là việc một bên vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến tính mạng, danh dự, tài sản, sức khỏe,... của bên khác, từ đó bên vi phạm phát sinh nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị hại.

4.5 Chiếm hữu sử dụng tài sản

Đây là việc một người được hưởng lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Việc này làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả của người đó đối với người sở hữu.

4.6 Căn cứ khác

Các nghĩa vụ phát sinh khác do pháp luật quy định để tránh sự bỏ sót phát sinh trong thực tiễn. Đó là những căn cứ pháp lý điều chỉnh các quan hệ nghĩa vụ về tài sản giữa các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự quy định.

5. Một số ví dụ về thực hiện nghĩa vụ

  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với công dân từ 18 - 25 tuổi. Đây là nghĩa vụ cống hiến vẻ vang trong quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc là 24 tháng. Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự phải đạt các tiêu chuẩn về sức khỏe, văn hóa, chính trị.

nghĩa vụ là gì
Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự (Ảnh minh họa)
  • Nghĩa vụ dân quân tự vệ, đóng góp vào việc bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe của nhân dân. Người tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ phải đảm bảo yếu tố lý lịch rõ ràng, sức khỏe tốt và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách do Đảng đề ra.

  • Nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với toàn cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế, trên cơ sở giảm thiểu chất thải, sử dụng hợp lý các tài nguyên.

  • Nghĩa vụ nộp thuế của công dân. Người nộp thuế phải khai đúng, đầy đủ, chính xác và nộp thuế đúng hạn.

6. Hình thức xử lý nếu không thực hiện nghĩa vụ

Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, công dân không thực hiện nghĩa vụ sẽ bị xử phạt theo những hình thức khác nhau. Chúng tôi sẽ đưa một vài trường hợp tiêu biểu để bạn tham khảo:

  • Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: Bị xử phạt theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng giữa các bên, hoặc có thể kiện ra tòa án trong trường hợp cần thiết.

  • Vi phạm nghĩa vụ quân sự: Phạt cảnh cáo đối với công dân đủ tuổi nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự. Phạt tiền đối với các trường hợp không tham gia khám sức khỏe hoặc gian dối làm sai lệch kết quả nhằm tránh thực hiện nghĩa vụ (mức phạt có thể lên đến 4 triệu đồng).

  • Vi phạm nghĩa vụ dân sự khi gây rối trật tự công cộng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. Nếu hành vi đủ cấu thành tội làm nhục thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là toàn bộ những thông tin và quy định pháp luật giúp bạn đọc hiểu rõ nghĩa vụ là gì, các cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ, cùng những hình thức xử phạt nếu không nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của công dân.

Mỗi người phải luôn hiểu biết và có nhận thức đúng đắn để làm tròn bổn phận và nghĩa vụ cơ bản của mình. Nếu còn vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách tài khóa là gì? Các loại chính sách tài khóa hiện nay

Chính sách tài khóa là gì? Các loại chính sách tài khóa hiện nay

Chính sách tài khóa là gì? Các loại chính sách tài khóa hiện nay

Chính sách tài khóa là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết hoạt động kinh tế. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chính sách tài khóa là gì, các loại chính sách tài khóa và tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế như thế nào nhé.

Ủy nhiệm chi là gì? Sự khác nhau giữa ủy nhiệm chi và chuyển khoản

Ủy nhiệm chi là gì? Sự khác nhau giữa ủy nhiệm chi và chuyển khoản

Ủy nhiệm chi là gì? Sự khác nhau giữa ủy nhiệm chi và chuyển khoản

Ủy nhiệm chi là một thuật ngữ dùng trong giao dịch ngân hàng, được xem như là một phương thức thanh toán. Để hiểu hơn về ủy nhiệm chi là gì, có những quy định nào khi thanh toán bằng ủy nhiệm chi và phân biệt ủy nhiệm chi với hình thức chuyển khoản, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết.