Nghỉ hè có tính thời gian tập sự của giáo viên không?

Thời gian nghỉ hè là thời gian nghỉ ngơi sau một năm học của giáo viên. Theo quy định, giáo viên tập sự cũng được nghỉ hè. Cùng nghiên cứu quy định liên quan để trả lời câu hỏi nghỉ hè có tính thời gian tập sự của giáo viên không?

1. Nghỉ hè có tính thời gian tập sự không?

Theo quy định hiện nay, giáo viên khi được tuyển dụng vào chức danh viên chức phải thực hiện việc tập sự để làm quen với môi trường công tác giảng dạy, tập làm những công việc của vị trí việc làm giáo viên được tuyển dụng.

Nghỉ hè có tính thời gian tập sự không? (ảnh minh họa)

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng quy định các thời gian sau sẽ không được tính vào thời gian tập sự của giáo viên:

- Thời gian giáo viên nghỉ do sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội;

- Thời gian giáo viên nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên;

- Thời gian giáo viên nghỉ không hưởng lương;

- Thời gian giáo viên bị tạm giữ, tạm giam hoặc tạm đình chỉ công tác

Theo đó, thời gian nghỉ hè không thuộc trường hợp không được tính vào thời gian tập sự. Vì vậy, thời gian nghỉ hè vẫn được tính vào thời gian tập sự của giáo viên.

Ngoài ra về thời gian tập sự của giáo viên, theo quy định tại Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP , giáo viên được tuyển dụng vào viên chức không phải thực hiện tập sự nếu giáo viên đó đáp ứng đủ các điều kiện sau dưới đây:

- Được bố trí vị trí công việc theo đúng chuyên ngành giáo viên đã được đào tạo và đúng chuyên môn, nghiệp vụ của công việc mà trước đây mà giáo viên đó đã đảm nhiệm;

- Thời gian công tác làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trước đây của giáo viên đã đảm nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự.

Nếu giáo viên đáp ứng điều kiện về vị trí việc làm nhưng chưa đủ thời gian công tác theo quy định thì thời gian đã công tác được trừ vào thời gian tập sự.

Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng quy định thời gian tập sự của giáo viên thực hiện như sau:

- 12 tháng đối với trường hợp giáo viên được tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;

- 09 tháng đối với trường hợp giáo viên được tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;

- 06 tháng đối với trường hợp giáo viên được tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

2. Thời gian nghỉ hè có được hưởng lương tập sự không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28 /2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) thì thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng, và trong thời gian nghỉ hè, giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp.

Thời gian nghỉ hè có được hưởng lương tập sự không? (ảnh minh họa)

Như vậy, trong thời gian nghỉ hè, giáo viên tập sự vẫn được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp.

3. Mức lương của giáo viên tập sự hiện nay là bao nhiêu?

- Về lương:

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2023/NĐ-CP), mức lương của giáo viên tập sự hiện nay như sau:

Trong thời gian tập sự, giáo viên tập sự sẽ được hưởng lương với mức bằng 85% mức lương bậc 1 của chức danh mà giáo viên tập sự được tuyển dụng.
Nếu giáo viên tập sự có bằng tốt nghiệp với trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu về trình độ đào tạo của vị trí tập sự thì tương ứng với mỗi mức trình độ đào tạo cao hơn, giáo viên tập sự được tăng thêm 01 bậc lương và được hưởng 85% hệ số lương ở bậc giáo viên tập sự được xếp.

Các khoản phụ cấp đối với giáo viên tập sự được hưởng theo quy định của pháp luật. Trong đó, có thể kể đến:

- Về phụ cấp ưu đãi:

Theo quy định tại khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT, nhà giáo (bao gồm cả những nhà giáo đang thử việc, hợp đồng) được hưởng phụ cấp ưu đãi nếu đã được chuyển, xếp lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo.

Theo đó, giáo viên tập sự chưa được chuyển, xếp lương theo quy định trên nên không được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Lưu ý: Giáo viên tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo khi thuộc các trường hợp sau:

  • Tập sự ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

  • Tập sự trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

  • Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, sĩ quan quân đội, công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã ngành quân sự được phong quân hàm sĩ quan dự bị và đã thực hiện đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên của hội thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện có thời gian tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

Lưu ý: Thời gian tập sự của giáo viên tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi: Nghỉ hè có tính thời gian tập sự không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.