Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là Chủ nhật, học sinh có được nghỉ bù?

Vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, thi đua... nhằm tôn vinh, tri ân những người làm việc trong ngành giáo dục. Tuy nhiên năm nay, ngày 20/11 lại vào Chủ nhật, nếu tổ chức các hoạt động này vào cuối tuần thì học sinh có được nghỉ bù?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay có được tổ chức không?

Tại Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 20/11 hàng năm đã được công nhận là ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày này mang tính chất là một ngày truyền thống, kỷ niệm của ngành giáo dục.

Về nguyên tắc tổ chức các ngày kỷ niệm, Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định:

Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.

Trong đó, theo Điều 3 Nghị định 111/2018, năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0” tính theo số năm kỷ niệm, ví dụ kỷ niệm 10 năm, kỷ niệm 20 năm…

Tính đến năm nay - năm 2022, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa tròn kỷ niệm 40 năm. Vì vậy, năm nay các trường sẽ được tổ chức lễ kỷ niệm.

Việc tổ chức lễ kỷ niệm phải bảo đảm trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Đồng thời, không được tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.

Kinh phí tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Về trang phục của người tham dự lễ kỷ niệm: Giáo viên, học sinh ăn mặc lịch sự, phù hợp. Học sinh mặc đồng phục trường hoặc áo trắng, quần sẫm màu. Giáo viên có thể mặc áo dài, sơ mi, vest…

ngay 20/11 vao chu nhat hoc sinh co duoc nghi bu

Ngày 20/11 vào Chủ nhật, học sinh có được nghỉ bù?

Mặc dù năm nay các trường được tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, tuy nhiên ngày 20/11 lại rơi vào Chủ nhật. Tức là nếu các trường tổ chức kỷ niệm thì giáo viên, học sinh sẽ dành ra một ngày nghỉ để đến trường.

Giáo viên cũng giống như mọi người lao động khác, đều được hưởng chế độ nghỉ lễ, Tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Theo thông lệ, nếu các ngày lễ, Tết trên trùng với ngày nghỉ cuối tuần, người lao động nói chung và giáo viên nói riêng sẽ được nghỉ bù để đảm bảo chế độ. Nếu giáo viên được nghỉ thì học sinh đương nhiên cũng nghỉ theo.

Đối với lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, đây không phải là ngày lễ, Tết quy định trong Bộ luật Lao động. Đồng thời, cũng không có quy định hay thông lệ cho phép giáo viên, học sinh được nghỉ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam hằng năm.

Chính vì vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay giáo viên, học sinh sẽ được tổ chức kỷ niệm vào ngày Chủ nhật và không được nghỉ bù sang ngày khác.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ngày 20/11 vào Chủ nhật, học sinh có được nghỉ bù? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là gì? Trường hợp nào bắt buộc trưng cầu giám định?

Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là gì? Trường hợp nào bắt buộc trưng cầu giám định?

Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là gì? Trường hợp nào bắt buộc trưng cầu giám định?

Trưng cầu giám định là một hoạt động của tố tụng hình sự, nhằm phục vụ cho công tác điều tra, làm sáng tỏ vụ án. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ trình bày rõ hơn về hoạt động trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự.