Năng lượng tái tạo là gì? Mục tiêu của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là một nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Không chỉ dồi dào về nguồn số lượng và trữ lượng, năng lượng tái tạo còn là nguồn năng lượng sạch thân thiện với môi trường. Cùng tìm hiểu năng lượng tái tạo là gì và làm sao để Việt Nam có thể tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng này!


1. Hiểu rõ khái niệm năng lượng tái tạo là gì?

Định nghĩa về năng lượng tái tạo đã từng được quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (hiện đã hết hiệu lực) như sau:

1. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.

khai-niem-nang-luong-tai-tao-la-gi
Khái niệm năng lượng tái tạo là gì (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, văn bản luật trên đã không còn hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và được thay thế bằng Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trong văn bản mới nhất này, khái niệm về năng lượng tái tạo đã không được đề cập tới.

Từ văn bản Luật cũ, có thể hiểu năng lượng tái tạo được hình thành từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tự tái tạo trong một khoảng thời gian ngắn so với khoảng thời gian mà chúng bị sử dụng.

2. Các loại năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo được phân loại từ nguồn tài nguyên hình thành nên nó. Cụ thể:

2.1 Năng lượng mặt trời

Pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời (Ảnh minh hoạ)

Một trong những nguồn năng lượng phổ biến nhất được khai thác chính là ánh sáng mặt trời. Từ lâu năng lượng mặt trời đã được con người ứng dụng để trồng trọt, sưởi ấm và sấy khô thức ăn, quần áo và những hoạt động khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giờ chiếu sáng của ánh nắng  Mặt trời xuống Trái đất sẽ có thể cung cấp nguồn năng lượng cho toàn bộ Trái đất sử dụng trong một năm.

Năng lượng mặt trời hiện nay được khai thác bởi các công nghệ như tế bào quang điện làm từ chất liệu silicon hoặc các vật liệu khác với khả năng chuyển hóa ánh trực tiếp ánh sáng thành điện năng. Năng lượng mặt trời đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi với các quy mô đa dạng khác nhau tại nhiều địa phương, khu dân cư, phường, xã,...

Với hệ thống năng lượng mặt trời, con người có thể  tạo ra nguồn điện năng dồi dào mà không sợ gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái môi trường.

Nhờ việc sản xuất ra điện từ các tấm pin năng lượng mặt trời, con người có thể giảm thiểu tình trạng hiệu ứng nhà kính do hầu hết các tấm pin này đều không sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt là không tạo ra CO2 miễn là chúng được lắp đặt đúng cách.

2.2 Năng lượng gió 

Tương tự như mặt trời, gió cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng giúp hình thành nên  năng lượng tái tạo gọi là năng lượng gió. Nguồn năng lượng này được hình thành dựa trên nguyên lý dịch chuyển của dòng không khí trong bầu khí quyển. Dưới đây là một số điểm nổi bật về năng lượng gió:

Phương thức hoạt động: Năng lượng gió được hình thành dựa trên chuyển động quay của các tuabin gió (hay còn gọi là các máy phát điện gió). Các cánh quạt tuabin sẽ quay khi có  gió thổi qua và tạo ra động năng, sau đó máy phát điện sẽ chuyển đổi động năng được sản sinh ra sang điện năng.

Tính ổn định kém: So với các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng hạt nhân, năng lượng gió có tính ổn định kém hơn hẳn vì quy trình sản xuất năng lượng gió phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như điều kiện thời tiết, sức gió, tốc độ gió,... Tùy thuộc vào các điều kiện trên mà hiệu năng sản xuất ra nguồn năng lượng này có thể dao động đáng kể.

Tái tạo và sạch: Tương tự như năng lượng mặt trời, năng lượng gió không gây ra khí nhà kính hoặc ô nhiễm không khí, là một nguồn năng lượng sạch và bền vững.

Phát triển công nghệ: Công nghệ tuabin gió đang trên đà phát triển, giúp nâng cao hiệu suất và tiết kiệm chi phí sản xuất điện. Các tuabin gió cũng trở nên hiện đại và thông minh hơn, có khả năng kết nối với mạng lưới điện nhằm tối ưu hóa hiệu năng sản xuất theo nhu cầu.

Tóm lại, năng lượng gió, với tiềm năng phát triển lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo một cách bền vững.

2.3 Thủy điện

Năng lượng thủy điện
Năng lượng thủy điện (Ảnh minh hoạ)

Nguyên lý hoạt động: Tương tự như năng lượng gió, việc sản sinh ra năng lượng thủy điện cũng dựa trên chuyển động quay của tuabin. Tuy nhiên tuabin ở đây không chuyển động nhờ vào năng lượng gió, thay vào đó các tuabin chuyển động dựa trên chuyển động của dòng nước, đặc biệt là khi nước từ trên thác chảy xuống. Động năng từ đó được sinh ra và tiếp tục được chuyển hóa thành điện năng

Tính ổn định: Tính ổn định của năng lượng thủy điện thường cao hơn so với năng lượng gió và năng lượng mặt trời do tính dễ dự đoán và ổn định của lưu lượng nước.

Loại hình thủy điện: Thủy điện bao gồm hai loại chính đó là thủy điện lớn và thủy điện nhỏ. Loại hình thủy điện được xây dựng ở các nơi có diện tích rộng như sông, đập nước lớn ,trong khi các dòng sông nhỏ hơn thường là nơi xây dựng loại hình thủy điện nhỏ do loại hình này không tốn quá nhiều diện tích

2.4  Năng lượng sinh học

Nguồn gốc của năng lượng sinh học là từ các vật liệu hữu cơ  như cây trồng, rừng, và các loại vật liệu kh

Dạng năng lượng này có thể được sử dụng một cách trực tiếp thông qua việc đốt cháy các nhiên liệu (như biodiesel, ethanol) và được ứng dụng trong xe ô tô hoặc các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó năng lượng sinh học có thể được chuyển thành nhiệt năng nhằm sản xuất điện.

Ưu điểm và thách thức: Năng lượng sinh học có thể cách thay thế nhiên liệu hóa thạch từ đó giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên việc khai thác năng lượng sinh học đòi hỏi công sức cũng như nguồn lực cao trong công đoạn quản lý để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất thực phẩm cũng như môi trường.

2.5  Năng lượng địa nhiệt 

Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt (Ảnh minh hoạ)

Nguyên lý hoạt động: Năng lượng địa nhiệt được hình thành dựa trên hơi nước hoặc chất lỏng được sản sinh từ nhiệt độ cao dưới lòng đất, từ đó sinh ra nhiệt năng để quay tuabin điện và sản xuất điện.

Năng lượng địa nhiệt thường được ứng dụng tại các vùng có hoạt động địa nhiệt mạnh và thường là nơi tạo ra núi lửa, các hồ nước nóng và các hiện tượng địa nhiệt khác, như Iceland và New Zealand

3. Ứng dụng của năng lượng tái tạo

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm và các loại năng lượng tái tạo, việc nắm rõ những ứng dụng của năng lượng tái tạo là gì cũng rất quan trọng để có thể sử dụng những nguồn năng lượng này một cách hiệu quả. Sau đây là một vài ứng dụng của năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực khác nhau

Lĩnh vực

Ứng dụng

Giao thông

Xe ôtô điện: năng lượng tái tạo được ứng dụng để sản xuất pin cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông mà không cần tới xăng, dầu.

Xây dựng và quy hoạch hóa đô thị

Xây dựng: Ứng dụng năng lượng mặt trời vào các quy trình xây dựng nhằm cung cấp hệ thống chiếu sáng cũng như điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà.

Nông nghiệp

Hệ thống tưới tiêu tự động: Ứng dụng năng lượng điện vào hệ thống tưới nước tự động tại các đồng ruộng giúp nâng cao năng suất cây trồng

Y tế

Trạm y tế di động: Sử dụng pin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho các xe y tế lưu động, tiếp cận các địa phương không có đủ điều kiện để xây dựng bệnh viện, trạm xá

Giáo dục và nghiên cứu

Việc nghiên cứu năng lượng tái tạo giúp hỗ trợ các nghiên cứu về phát kiến ứng dụng, sáng kiến mới

Du lịch

Ứng dụng năng lượng tái tạo trong các phương tiện du lịch cũng như cơ sở vật chất để phát triển ngành du lịch bền vững

4. Mục tiêu của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng tái tạo 

Tại Quyết định 1009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, Thủ tướng đề ra mục tiêu đến năm 2030:

- Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng CO2; thúc đẩy sản xuất hydro xanh, amoniac xanh…

- Hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.

Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo (Ảnh minh hoạ)

Các nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra để đạt được mục tiêu trên bao gồm:

- Cải thiện khung pháp lý để tạo thuận lợi cho đầu tư vào năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả và tăng cường lưới điện ở Việt Nam;

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển chế tạo, sản xuất, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo;

- Triển khai thực hiện nội dung phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Xây dựng và thực hiện quy định về tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các tổ chức phân phối điện, kết hợp với xây dựng thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo. Nâng cao khả năng chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo trong nước…

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những kiến thức hữu ích về năng lượng tái tạo. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn hiểu rõ năng lượng tái tạo là gì, các loại năng lượng tái tạo, ứng dụng và đặc biệt mục tiêu, hành động của Việt Nam để có thể tận dụng nguồn năng lượng này một cách phù hợp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Thông tin cần biết] Lịch sử ngày truyền thống luật sư Việt Nam

[Thông tin cần biết] Lịch sử ngày truyền thống luật sư Việt Nam

[Thông tin cần biết] Lịch sử ngày truyền thống luật sư Việt Nam

Luật sư là một trong những nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, mang lại sự công bằng, phát triển kinh tế - xã hội. Nhân kỷ niệm 13 năm ngày truyền thống, cùng tìm hiểu về lịch sử ngày luật sư Việt Nam.

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Hiện nay, tổ chức tài chính vi mô đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác. Vậy tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Học liên thông lên đại học có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Học liên thông lên đại học có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Học liên thông lên đại học có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Học liên thông lên đại học có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những công dân trong độ tuổi nhập ngũ. Cùng theo dõi bài viết để nắm được quy định của pháp luật về vấn đề này.

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Exp là gì? Cách ghi exp trên nhãn hàng hóa đúng quy định

Exp là gì?  Cách ghi exp trên nhãn hàng hóa đúng quy định

Exp là gì? Cách ghi exp trên nhãn hàng hóa đúng quy định

Các thông số được in trên bao bì luôn là các thông tin được người tiêu dùng xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua một sản phẩm, một trong số đó là exp. Vậy hãy cùng tìm hiểu exp là gì và các quy định liên quan tới việc ghi thông tin này trên nhãn sản phẩm qua bài viết dưới đây.