Năng lực nghề nghiệp là gì? Các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực

Năng lực nghề nghiệp là gì? Đây được xem là chìa khóa quan trọng trên con đường dẫn đến thành công của mỗi người. Trong đó, điều cần thiết là bạn phải phát triển đủ hai yếu tố chuyên môn và kỹ năng. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Năng lực nghề nghiệp là gì?

Năng lực nghề nghiệp là gì
Hiểu được năng lực nghề nghiệp là gì sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong công việc (Ảnh minh họa)

Xuất phát từ những kiến thức đã được trau dồi, rèn luyện để bộc lộ khả năng thực hiện công việc, tốc độ nhận thức và kỹ năng vượt trội của mình trong công việc được gọi là năng lực nghề nghiệp.

Trong các môi trường khác nhau, năng lực của mỗi cá nhân sẽ không thể đồng nhất. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những người sở hữu năng lực xuất sắc, vượt trội, đồng thời cũng có thể thấy được người có năng lực yếu kém hơn.

Kỹ năng nghề nghiệp yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực công việc mà bạn theo đuổi. Ai cũng mong muốn mình có năng lực vượt trội, tuy nhiên nơi làm việc được ví như là môi trường sống còn, kỹ năng càng cao thì bạn càng có cơ hội thể hiện bản thân, chứng minh được bạn phù hợp với công việc đó hơn những người khác.

Ngược lại, bạn sẽ dễ bị loại, đào thải nếu năng lực thấp hoặc năng lực của bạn chưa phù hợp với những công việc mang tính đặc thù.

Ví dụ: Người hoạt động trong nghề kế toán thì có kĩ năng tính toán tốt, nhanh nhạy với những con số, tỉ mỉ, cẩn thận. Hay như kỹ năng nghe, nói, đọc hiểu, viết tiếng Anh sẽ phải rất giỏi đối với người làm nghề dịch thuật ngôn ngữ Anh.

Thời gian và môi trường làm việc có thể quyết định đến khả năng cải thiện/ suy giảm năng lực của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng không thể phủ nhận được nếu bạn không ngừng trau dồi, rèn luyện chuyên môn và kỹ năng của mình thì dù có ở hoàn cảnh hay thời gian nào đi chăng nữa bạn cũng dễ dàng chứng minh cho mọi người thấy được năng lực của mình.

Hiểu được năng lực nghề nghiệp là gì thôi là chưa đủ, để cải thiện năng lực tốt hơn bạn sẽ cần có 2 yếu tố sau:

  • Phần cứng (hay còn gọi là kỹ năng và kiến thức): Chúng bao gồm tất cả những hiểu biết của bạn về các vấn đề xã hội, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, trình độ nghiệp vụ…. Để sở hữu được những kỹ năng này, bạn có thể tự học, tự trau dồi thêm hoặc học qua trường lớp.

  • Phần mềm (hành vi ứng xử): Điều này được bộc lộ qua tính cách, tình cảm, cảm xúc của cá nhân. Trong môi trường làm việc, đó là khả năng thích nghi cũng như thái độ của bạn đối với công việc.

Dung hòa được cả hai yếu tố này, chúng tôi tin chắc rằng năng lực nghề nghiệp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp

Từ những điều mà chúng tôi đã đề cập ở phần năng lực nghề nghiệp là gì, có lẽ độc giả cũng nhận thấy rằng đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong công việc.

Thật vậy, khi năng lực của bạn tốt, hiệu suất công việc được cải thiện đáng kể không những vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn bất kỳ người khác. Vì vậy, không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp đúng không nào!

Co-hoi-thang-tien-rong-mo-neu-nhu-nang-luc-nghe-nghiep-cua=ban-caoCơ hội thăng tiến rộng mở nếu như năng lực nghề nghiệp của bạn cao (Ảnh minh họa)

3. Các loại năng lực nghề nghiệp cần thiết hiện nay

Dựa vào khái niệm năng lực nghề nghiệp là gì, chúng ta có thể chia thành 3 nhóm như sau:

  • Năng lực nhận thức toàn diện: Đây được xem là năng lực cơ bản nhất, được thể hiện thông qua khả năng quan sát, học hỏi, sáng tạo cũng như thích nghi với môi trường làm việc.

  • Năng lực chuyên môn trong lĩnh vực: Năng lực chuyên môn sẽ không giống nhau tùy thuộc vào ngành nghề nhất định.

Theo cấp độ nhân sự, phân chia năng lực chuyên môn từ thấp đến cao có thể được chia như sau: fresher (mới ra trường, chưa có kinh nghiệm), intern (thực tập sinh), junior (ít thâm niên), senior (có một số năm kinh nghiệm nhất định), manager (quản lý, điều hành hoạt động)....

  • Năng lực quản lý và tổ chức: Vận dụng khả năng để lên kế hoạch, thực thi, điều hành, quản lý để đi tới mục tiêu đã đề ra.

Trong-nang-luc-quan-ly-to-chuc-de-dat-duoc-muc-tieu-ban-phai-van-dung-ket-hop-toan-bo-kha-nang-cua-minh
Để đạt được mục tiêu bạn phải vận dụng, kết hợp toàn bộ khả năng của mình (Ảnh minh họa)

4. Làm thế nào để rèn luyện năng lực nghề nghiệp 

Như chúng tôi đã nói, mỗi lĩnh vực nhất định sẽ yêu cầu năng lực nghề nghiệp khác nhau. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu ngành nghề mình theo đuổi cần đáp ứng những gì để từ đó học hỏi, cải thiện được khả năng chuyên môn.

Khong-ngung-trau-doi-hoc-hoi-va-ren-luyen-de-nang-cao-nang-luc-chuyen-mon
Không ngừng trau dồi, học hỏi và rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn (Ảnh minh họa)

Bạn có thể tham khảo cách rèn luyện năng lực qua một số lĩnh vực chúng tôi đề cập ngay sau đây:

Đối với nghề luật:

Đội ngũ Luật sư đóng vai trò nhất định trong sự phản ánh về trình độ văn minh, phát triển của mỗi quốc gia.

Một số kỹ năng được thể hiện trong thực tiễn khi hành nghề luật như:

- Kỹ năng chuyên môn về luật: Với các nhóm nghề luật khác nhau, sẽ yêu cầu kỹ năng đáp ứng phù hợp.

- Kỹ năng xã hội: Trong các mối quan hệ xã hội - nghề nghiệp, các kỹ năng trong cuộc sống cá nhân của người làm nghề luật là vô cùng cần thiết.

Đối với nhân sự ngành giáo dục:

Giáo dục luôn là sự ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, chính vì thế đánh giá một giáo viên, giảng viên tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nghề nghiệp của họ.

Mỗi người sẽ có cho mình một phương pháp giảng dạy khác nhau sao cho hướng tới mục tiêu chung là truyền đạt, giảng giải cho học sinh/ sinh viên hiểu được kiến thức để từ vận dụng vào đời sống.

Hiện nay, vấn đề dạy học truyền thống và cải cách giáo dục nhận được sự quan tâm đông đảo của học sinh và phụ huynh. Vì thế, việc nắm vững mục tiêu giáo dục hiện đại là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi giáo viên trong việc chuẩn bị hành trang tốt nhất cho học sinh, cụ thể:

  • Lý thuyết và thực hành có sự kết hợp hài hòa.

  • Gắn liền lý luận với thực tế.

  • Cùng với nhà trường, phụ huynh và học sinh phối hợp chặt chẽ.

Đối với nhân sự ngành kinh doanh:

Kinh doanh là ngành có nguồn nhân sự vô cùng dồi dào. Để phát triển sự nghiệp, tận dụng vào bản năng vốn có và khả năng giao tiếp là điều cần thiết đối với một nhân sự. Ngoài ra, ngoại hình cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công trong kinh doanh.

Một số vị trí như sale, máy móc, thiết bị công nghệ…. đòi hỏi năng lực chuyên môn. Việc trau dồi kiến thức, kỹ năng rất quan trọng để cung cấp thông tin, tư vấn chính xác cho khách hàng.

Chính sự cạnh tranh khốc liệt là cơ hội để nhân sự cải thiện kỹ năng của mình, có nhiều cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực này. Không chỉ dừng lại ở đó, từ việc tự kiểm soát cảm xúc, thái độ đến sắp xếp lịch trình công việc, làm việc với đối tác ở họ tương đối tốt.

5. Danh sách các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực

Một số ngành nghề nhất định yêu cầu bạn phải có đầy đủ chứng chỉ năng lực.

5.1 Thế nào là chứng chỉ hành nghề?

Chứng chỉ hành nghề được cấp cho những cá nhân đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để tham gia hoạt động trong một ngành nghề cụ thể. Văn bản này được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp.

Bạn phải đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động để được cấp giấy chứng chỉ hành nghề. Để nâng cao trình độ, người được cấp chứng chỉ hành nghề hàng năm cần tham gia các lớp học bồi dưỡng.

5.2 Danh sách các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực

Yêu cầu về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp với một số ngành nghề kinh doanh là việc hết sức quan trọng.

Chứng chỉ hành nghề là điều kiện bắt buộc để đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của cả cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Dưới đây là danh sách ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ năng lực:

STT

Ngành nghề

Chứng chỉ yêu cầu

Chức danh cần chứng chỉ

Quy định Pháp luật

Số lượng

1

Kinh doanh dịch vụ pháp lý

CC hành nghề Luật sư

Người đứng đầu hoặc thành viên của Công ty luật hợp danh

01

2

Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm

CC hành nghề Bác Sỹ, Y, Dược

Trưởng Phòng Khám, Chủ cơ sở

Thông tư 41/2011/TT-BYT

01

3

Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân

CC hành nghề BS y học cổ truyền

Trưởng Phòng Khám, Chủ cơ sở

Thông tư 41/2011/TT-BYT

01

4

Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y

CC hành nghề thú y

Chức danh quản lý

Nghị định 35/2016/NĐ-CP

01

5

Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản

CC hành nghề thú y

Chức danh quản lý

Nghị định 35/2016/NĐ-CP

01

6

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền)

CC đại diện sở hữu công nghiệp

Giám đốc

Luật Sở hữu trí tuệ

Nghị định 122/2010/NĐ-CP

01

7

Dịch vụ kiểm toán

CC hành nghề kiểm toán

Giám đốc và Người quản lý

Thông tư 202/2012/TT-BTC

03

8

Dịch vụ kế toán

CC kế toán trưởng

Giám đốc và Người quản lý

Thông tư 91/2017/TT-BTC

02

9

Giám sát thi công xây dựng công trình

CC Giám sát

Chức danh quản lý

Luật Xây dựng 2014

01

10

Khảo sát xây

CC Khảo sát

Chức danh quản lý

Luật Xây dựng 2014

01

11

Thiết kế xây dựng công trình

CC thiết kế

Chức danh quản lý

Luật Xây dựng 2014

01

12

Dịch vụ môi giới bất động sản

CC môi giới

Chức danh quản lý

Luật Kinh doanh bất động sản 2014

01

13

Dịch vụ định giá bất động sản

CC định giá

Chức danh quản lý

Luật Kinh doanh bất động sản 2014

02

14

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng môi giới

CC môi giới

Chức danh quản lý

Luật Kinh doanh bất động sản 2014

02

15

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản - chức năng định giá

CC định giá

Chức danh quản lý

Luật Kinh doanh bất động sản 2014

02

16

Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

CC hành nghề thuốc bảo vệ thực vật

Chức danh quản lý

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT

01

17

Dịch vụ làm thủ tục về thuế

Chức danh quản lý

Luật Quản lý thuế 2019

02

18

Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

CC thiết kế phương tiện vận tải

Chức danh quản lý

Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT.

01

19

Hoạt động xông hơi khử trùng

CC hành nghề xông hơi khử trùng

Chức danh quản lý

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT

01

20

Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1

CC Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1

Chức danh quản lý

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP

05 CC hạng 1

21

Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2

CC Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2

Chức danh quản lý

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP

03 CC hạng 2 hoặc 1 CC hạng1

22

Dịch vụ đấu giá tài sản

Chứng chỉ hành nghề đấu giá

Chức danh quản lý

Luật đấu giá tài sản 2016

01

Tổng kết lại, năng lực nghề nghiệp là gì, cũng như tất tần tật những yêu cầu cần có về năng lực nghề nghiệp đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ và chi tiết. Mọi vấn đề còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ và giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bình đẳng giới là gì? Quy định của pháp luật về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là gì? Quy định của pháp luật về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là gì? Quy định của pháp luật về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là gì? Đây là câu hỏi nhận được đông đảo sự quan tâm của mọi người. Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới ngày càng được nâng cao, nhiều chính sách cũng như các hoạt động xã hội đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Nếu bạn muốn tìm hiểu về chủ đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Đồi trụy là gì? Mức phạt khi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Đồi trụy là gì? Mức phạt khi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Đồi trụy là gì? Mức phạt khi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Việc lên án và bài trừ hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Để thực hiện được, người dân cần phải có hiểu biết về khái niệm này. Vậy đồi trụy là gì? Văn hóa phẩm đồi trụy là gì và như thế nào là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quảng cáo là gì? Các quy định mới nhất liên quan đến quảng cáo

Quảng cáo là gì? Các quy định mới nhất liên quan đến quảng cáo

Quảng cáo là gì? Các quy định mới nhất liên quan đến quảng cáo

Quảng cáo giờ đây đã trở thành phương tiện truyền tải thông tin tốt nhất đến người tiêu dùng. Vậy quảng cáo là gì? Các quy định nào của pháp luật liên quan đến quảng cáo? Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.