Năm học mới: Thay đổi quan trọng với học sinh lớp 4, 8 và 11

Năm học 2023 - 2024, các khối lớp 4, 8, 11 sẽ lần đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết này tổng hợp các thay đổi quan trọng về chương trình lớp 4, 8, 11 phụ huynh và học sinh cần chú ý.

1. Thay sách giáo khoa theo chương trình giáo dục mới

Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, học sinh lớp 4, 8 và 11 năm nay sẽ học sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, không giống chương trình của các năm học trước.

Ngày 21/7/2023 tại Nghệ An, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với bậc Giáo dục Trung học, Giáo dục Thường xuyên.

Hội nghị này có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các trường đại học, Sở Giáo dục và Đào tạo 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tại hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định 08 nhiệm vụ, trọng tâm trong năm học 2023-2024 là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao chất lượng sách giáo khoa; hoàn thiện các vấn đề về biên soạn, thẩm định, lựa chọn, phát hành, sử dụng sách giáo khoa.

Các địa phương tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2. Tăng số tiết học học trong tuần

Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (sau đây gọi là Chương trình giáo dục phổ thông 2018), số tiết học trung bình mỗi tuần (không kể các môn học tự chọn) của lớp 4, 8, 11 như sau:

- Lớp 4: 30 tiết/tuần

  • So với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: tăng 02 tiết/tuần

  • So với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 tại Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT: tăng 05 tiết/tuần.

- Lớp 8: 29,5 tiết/tuần

So với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: tăng 0,5 tiết/tuần

- Lớp 11: 28.5 tiết/tuần

So với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006: tăng 09 tiết/tuần.

Năm học mới: Thay đổi quan trọng với học sinh lớp 4, 8 và 11
Năm học mới: Thay đổi quan trọng với học sinh lớp 4, 8 và 11 (Ảnh minh họa)

3. Chương trình học lớp 4 có thay đổi về môn học

Tại mục 1 Phần IV Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định:

- Ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, nội dung giáo dục khoa học xã hội được thực hiện trong môn Tự nhiên và Xã hội;

- Lên lớp 4 và lớp 5, môn Tự nhiên và Xã hội tách thành hai môn Lịch sử và Địa lí, Khoa học.

Như vậy khi lên lớp 4, học sinh sẽ không còn học môn bắt buộc là "tự nhiên và xã hội", thay vào sẽ học 02 môn bắt buộc khác là môn "lịch sử và địa lý" và môn "khoa học".

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc ở chương trình lớp 4 bao gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1; Lịch sử và Địa lí; Khoa học; Tin học và Công nghệ; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số.

Thời lượng giáo dục: Thực hiện dạy học 02 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 07 tiết học; mỗi tiết học 35 phút.

4. Chương trình giáo dục mới lớp 8

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục: Mỗi ngày học 01 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 05 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

Căn cứ mục 1 Phần IV Chương trình giáo dục phổ thông 2018

5. Chương trình giáo dục mới lớp 11

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

- Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

  • Học sinh chọn 04 môn học từ các môn học lựa chọn.

  • Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

  • Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học.

  • Học sinh chọn 03 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

  • Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

- Thời lượng giáo dục: Mỗi ngày học 01 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 05 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 02 buổi/ngày.

Căn cứ mục 2 Phần IV Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sửa đổi bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT. 

Trên đây là các thay đổi quan trọng với học sinh lớp 4, 8 và 11 trong năm học 2023 - 2024. Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững là gì? Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là gì? Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là gì? Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách đồng thời cũng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Vậy phát triển bền vững là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!