Quy định về mức đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

Khoản tài chính mà doanh nghiệp đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường được xem là nghĩa vụ tài chính phải thực hiện. Tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ này tại bài viết sau.

1. Quỹ Bảo vệ môi trường là gì?

Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 151 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 Quỹ Bảo vệ môi trường (bao gồm 2 cấp là Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam & Quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh) được quy định thành lập nhằm để thực hiện nhiệm vụ cho vay ưu đãi, hỗ trợ, tài trợ, đóng góp tài chính đầu tư, nhận ký quỹ đối với những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.

2. Ai phải đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam?

Ai phải đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam? (Ảnh minh họa)

Căn cứ các quy định hiện hành thì chủ thể có trách nhiệm đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là các tổ chức/cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm/bao bì, cụ thể như sau:

  • Tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, có quy định tổ chức/cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có trách nhiệm đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ hoạt động tài chế đối nếu không lựa chọn phương thức tự tổ chức tái chế.

  • Ngoài nghĩa vụ liên quan đến việc tái chế, căn cứ khoản 2 Điều 55  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 tổ chức/cá nhân sản xuất, nhập khẩu có phải đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam nếu sản xuất, nhập khẩu đối với những sản phẩm, bao bì có chứa các chất độc hại, các chất khó có khả năng để tái chế hoặc gây ra khó khăn cho việc thu gom và xử lý. Hướng dẫn chi tiết được thực hiện theo Điều 83 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

  • Các bao bì, sản phẩm mà có chứa các chất độc hại, chất khó có khả năng để tái chế hoặc gây ra khó khăn trong việc thu gom & xử lý thuộc nhóm phải đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được liệt kê chi tiết tại Phụ lục XXIII của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
  • ​Trách nhiệm đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam này được loại trừ đối với: Các sản phẩm, bao bì sản xuất/nhập khẩu để xuất khẩu hoặc chỉ thuộc trường hợp tạm nhập, tái xuất hoặc sản phẩm, bao bì được sản xuất, nhập khẩu chỉ nhằm để học tập, thử nghiệm hoặc nghiên cứu; Nhà sản xuất mà doanh thu bán hàng, dịch vụ của năm trước đó được xác định là dưới mức 30 tỷ; Nhà nhập khẩu mà có tổng giá trị nhập khẩu của năm trước đó dưới mức 20 tỷ đồng.

3. ​​Mức đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

Như đã phân tích tại phần trên, các tổ chức/cá nhân sản xuất, nhập khẩu đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là do 2 mục đích: Tái chế và xử lý chất thải. Mức đóng của 2 mục đích này cũng được xác định khác nhau, cụ thể:

  • Mức đóng vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động tái chế trong trường hợp không tự tổ chức tái chế (căn cứ Điều 81 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):

F = R x V x Fs

Trong đó các ký hiệu là:

F = Tổng số tiền phải đóng vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm/bao bì;

R = Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng nhóm bao bì, sản phẩm (%);

V = Khối lượng của bao bì, sản phẩm được sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm đó để thực hiện việc tái chế (kg);

Fs = Định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (bao gồm là chi phí thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế (đồng/kg).

  • Mức đóng vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho việc hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải:

Căn cứ Điều 83 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP,  mức đóng vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho xử lý chất thải được quy định chi tiết đối với mỗi  bao bì, sản phẩm tại Phụ lục XXIII của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, như sau:

TT

(1)

Loại sản phẩm, bao bì

(2)

Định dạng

(3)

Dung tích/kích thước

(4)

Mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải

(5)

1

Bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Chai, hộp nhựa

Nhỏ hơn 500 ml

50 đồng/cái

Từ 500 ml trở lên

100 đồng/cái

Bao, gói, túi nhựa

Nhỏ hơn 100 g

20 đồng/cái

Từ 100 g đến dưới 500 g

50 đồng/cái

Từ 500 g trở lên

100 đông/cái

Chai, bình thủy tinh

Nhỏ hơn 500 ml

150 đồng/cái

Từ 500 ml trở lên

250 đồng/cái

Chai, lọ, bình, hộp kim loại

Nhỏ hơn 500 ml

150 đồng/cái

Từ 500 ml trở lên

250 đồng/cái

2

Pin dùng một lần các loại

Tất cả

Tất cả

01 % doanh thu của sản phẩm đối với trường hợp sản xuất hoặc 01% giá trị nhập khẩu của sản phẩm đối với trường hợp nhập khẩu

3

Tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần

Tất cả

Tất cả

01 % doanh thu của sản phẩm đối với trường hợp sản xuất hoặc 01% giá trị nhập khẩu của sản phẩm đối với trường hợp nhập khẩu

4

Kẹo cao su

Tất cả

Tất cả

01% doanh thu của sản phẩm đối với trường hợp sản xuất hoặc 01% giá trị nhập khẩu của sản phẩm đối với trường hợp nhập khẩu

5

Thuốc lá

Tất cả

Tất cả

60 đồng/20 điếu

6

Sản phẩm có thành phần nhựa tổng hợp

6.1

Khay, bát, đũa, ly, cốc, dao, kéo, đũa, thìa, dĩa, ống hút, que khuấy, hộp đựng, màng bọc thực phẩm sử dụng một lần

Tất cả

Tất cả

1.500 đồng/01 kg nhựa được sử dụng

6.2

Bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng; bàn chải đánh răng dùng một lần; kem đánh răng dùng một lần; dầu gội, dầu xả dùng một lần; dao cạo râu dùng một lần

6.3

Quần, áo các loại và phụ kiện

6.4

Đồ da, túi, giày, dép các loại

6.5

Đồ chơi trẻ em các loại

6.6

Đồ nội thất các loại

6.7

Vật liệu xây dựng các loại

6.8

Túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm X 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm

4. Thời hạn đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

Dựa vào nội dung quy định tại Điều 81 và 84 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì các chủ thể cần lưu ý các mốc thời gian đóng Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam như sau:

  • Các đối tượng có trách nhiệm đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam tự thực hiện kê khai và gửi bản kê khai về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước 31/3 hằng năm. Khối lượng sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu sản phẩm, bao bì được kê khai để tính số tiền phải nộp là số liệu của năm liền trước. Lưu ý: những nhà sản xuất/nhập khẩu bao bì, sản phẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của thông tin trong bản kê khai này.

  • Hạn cuối là ngày 20/4 hằng năm đối với trường hợp đóng Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam một lần.

  • Trường hợp đóng Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam chia thành 02 lần thì lần thứ nhất nộp (ít nhất 50% tổng số tiền) có hạn là 20/4 và lần thứ hai có hạn là ngày 20/10 cùng năm đó;

Trên đây là những nội dung liên quan đến mức đóng vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.