Mua hàng trên các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký có thể gặp rủi ro gì?

Mua hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký tại Việt Nam có thể sẽ gặp phải những rủi ro không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.

Mua hàng trên các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký có thể gặp rủi ro gì?

Nhiều người tiêu dùng Việt Nam hiện đang bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan Nhà nước quản lý có thể dẫn đến những rủi ro.

Mới đây, Bộ Công Thương đã cảnh báo về những rủi ro này cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm và về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Các nền tảng TMĐT xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định đồng nghĩa với việc sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay cam kết về dịch vụ hậu mãi.

Do đó, trong trường hợp giao dịch phát sinh vấn đề không mong muốn, người tiêu dùng có nguy cơ đối mặt với một số khó khăn.

Ví dụ, khi phát hiện sản phẩm nhận được không đúng mô tả, phát sinh lỗi, hỏng hóc hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe hay sự an toàn thì việc người tiêu dùng yêu cầu hoàn trả hoặc bảo hành sản phẩm sẽ bị hạn chế.

khi xảy ra tranh chấp, các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký sẽ không thuộc diện phải chịu trách nhiệm pháp lý trong nước. Do không có đại diện hợp pháp tại Việt Nam, người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn trong việc liên hệ phản ánh, việc giải quyết khiếu nại trở nên phức tạp, kéo dài.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn đứng trước rủi ro cao khi mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Những mặt hàng này có thể không đạt tiêu chuẩn an toàn, gây hại cho người tiêu dùng hoặc có thể là những hàng hoá bị cấm tại thị trường Việt Nam, nhất là đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và an toàn như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em và thiết bị điện tử, việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong các trường hợp này, do các cơ quan chức năng không thể thực hiện công tác giám sát các trách nhiệm của doanh nghiệpvề đảm bảo chất lượng sản phẩm, trách nhiệm về đảm bảo tính chính xác của việc cung cấp thông tin về sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ không nhận được hỗ trợ theo quy định pháp luật từ phía các cơ quan chức năng.

Thứ hai là nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng

Khi mua hàng trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký, người tiêu dùng thường phải cung cấp các thông tin thanh toán phạm vi quốc tế như thẻ tín dụng hay thông tin ví điện tử.

Những dữ liệu này, nếu không được quản lý và bảo vệ theo các quy định của pháp luật Việt Nam, có nguy cơ bị đánh cắp hoặc bị khai thác trái phép, dẫn đến các rủi ro lớn về bảo mật thông tin cá nhân.

Đặc biệt, nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký không có các cam kết về bảo mật thông tin người tiêu dùng theo quy định của Việt Nam, không có quy trình xử lý sự cố trong trường hợp xảy ra vấn đề và đương nhiên cũng không có trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý theo quy định tại Việt Nam.

Do vậy, nguy cơ rò rỉ thông tin, dữ liệu cá nhân người tiêu dùng trong quá trình phát sinh các giao dịch trên các nền tảng chưa đăng ký trên là rất lớn, tiềm ẩn khả năng gây ra những tổn thất lớn và ảnh hưởng lâu dài đến người tiêu dùng.

Và thứ ba là nguy cơ tiềm ẩn về các trách nhiệm pháp lý liên quan đến thuế đối với các hàng hoá nhập khẩu qua TMĐT

Đây là điều người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký.

Hàng hóa mua từ các nền tảng TMĐT xuyên biên giới không lường trước được các nghĩa vụ thuế với mặt hàng nhập khẩu, dẫn đến những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và các vấn đề pháp lý khi sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều này có thể khiến người tiêu dùng gặp rắc rối khi sản phẩm bị giữ lại tại cửa khẩu hoặc phải chịu thêm các chi phí phát sinh do thuế không được dự tính hoặc không như thông báo ban đầu.

Theo đó, người tiêu dùng có thể tra cứu danh sách các nền tảng TMĐT đã đăng ký trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT để có thêm thông tin tham khảo tại:

- Địa chỉ trực tuyến online.gov.vn

- Hoặc liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Bộ Công Thương theo số điện thoại 1800.6838.

mua-hang-tren-cac-san-thuong-mai-dien-tu-chua-dang-ky-co-the-gap-rui-ro-gi
Mua hàng trên các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký có thể gặp rủi ro gì? (Ảnh minh họa)

Tuyệt đối không mua sắm trên các sàn TMĐT chưa đăng ký tại Việt Nam

Đây là nội dung tại Công văn 8598/BCT-TMĐT ngày 26/10/2024 của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về TMĐT.

Theo đó, thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688... đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam tuy nhiên chưa tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương, thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam và trở thành chủ đề nóng trên nhiều phương tiện truyền thông.

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, Bộ Công Thương yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688... nói riêng.

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng cần thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên nền tảng TMĐT, đặc biệt tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng Thông tin quản lý hoạt động TMĐT.để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trên đây là thông tin về vấn đề mua hàng trên các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký có thể gặp rủi ro gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.