Mua bán dâm bị xử lý thế nào? Người mua, bán dâm có bị phạt tù không?

Mua, bán dâm là hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại đang được thực hiện một cách công khai và phổ biến. Vậy, trường hợp bị bắt quả tang, hành vi mua bán dâm bị xử lý thế nào? Người mua dâm có bị xử lý hình sự không?

1. Thế nào là mua dâm, bán dâm?

Mua dâm, bán dâm hay còn được gọi chung là mại dâm xuất hiện tương đối nhiều cả trong các văn bản luật cũng như ngoài đời sống.

Tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau:

- Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.

- Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

- Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với một người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

Theo đó, mua dâm, bán dâm là hành vi bị nghiêm cấm, ngoài ra còn có các hành vi khác liên quan đến mại dâm cũng bị cấm như: Chứa mại dâm, môi giới mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm...

Do đó, người nào cố tình thực hiện một trong các hành vi nêu trên đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Hành vi mua bán dâm bị xử lý thế nào theo quy định hiện hành (Ảnh minh họa)

2. Mua dâm, bán dâm bị xử phạt bao nhiêu?

Mua dâm, bán dâm là hành vi bị nghiêm cấm, do đó người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu những chế tài xử phạt theo quy định. Cụ thể, theo Điều 24 và Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

- Hành vi mua dâm:

+ Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng với người có hành vi mua dâm;

+ Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.

Đồng thời, người mua dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm.

- Hành vi bán dâm:

+ Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng với hành vi bán dâm;

+ Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.

Đồng thời, người bán dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.

3. Người mua dâm, bán dâm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cũng theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, người mua dân, bán dân tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:

- Đối với người mua dâm người dưới 18 tuổi:

Theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt với hành vi này như sau:

+ Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 05 năm với người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi.

+ Khung 02:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Mua dâm 02 lần trở lên;
  • Mua dâm người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%.

+ Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

- Đối với người bán dâm:

Hiện nay hành vi bán dâm không được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do đó hành vi bán dâm không bị xử lý hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi bán dâm sẽ bị xử lý hình sự khi kèm theo các hành vi khác như: Làm lây truyền HIV cho người khác; chứa mại dâm; môi giới mại dâm...

Theo Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015, người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác thông qua việc mua, bán dâm, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục thì bị phạt tù từ 01 - 03 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể bị phạt tù từ 03 - 07 năm:

- Đối với 02 người trở lên;

- Đối với người dưới 18 tuổi;

- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

- Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;

- Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trên đây là giải đáp về mua bán dâm bị xử lý thế nào. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm bị xử lý thế nào?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.