Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là gì? Khác gì so với hiện nay?

Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp mới đây đã có Phiên họp lần thứ nhất. Vậy mô hình chính quyền địa phương 02 cấp là gì?

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là gì?

Theo Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có đề cập chủ trương nghiên cứu bỏ cấp huyện, định hướng sáp nhập tỉnh thành và tiếp tục sắp xếp cấp xã.

Ngày 28/02/2025, Ban Chấp hành Trung ương có Kết luận 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt các nội dung được giao, bao gồm việc:

Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 02 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn.

Mới đây, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã họp Phiên họp lần thứ nhất.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đã công bố Quyết định 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Thảo luận về kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, sắp tới sẽ phải sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương để quy định về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, phân định rõ nhiệm vụ giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh; các vấn đề liên quan đến chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương khi sắp xếp, tổ chức lại thành 02 cấp.

Để thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị thì tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, các đại biểu đã thống nhất về mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở, dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Như vậy, mô hình chính quyền địa phương 02 cấp là mô hình chính quyền địa phương được tổ chức gồm có 02 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở, cũng có thể gọi là cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh hay cấp tỉnh và cấp xã.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là gì
Nhiều người chưa hiểu rõ mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là gì? (Ảnh minh họa)

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp khác gì so với hiện nay?

Theo quy định trên có thể thấy, mô hình chính quyền địa phương 02 cấp là mô hình chính quyền địa phương được tổ chức gồm có 02 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở. Còn chính quyền địa phương hiện nay được tổ chức với 03 cấp, bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

(1) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

(2) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);

(3 Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

(4) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

Theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương (tương đương cấp tỉnh), quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (tương đương cấp huyện), phường, thị trấn (tương đương cấp xã).

Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Thảo luận về kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết, sắp tới sẽ phải sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương để quy định về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, phân định rõ nhiệm vụ giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh; các vấn đề liên quan đến chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương khi sắp xếp, tổ chức lại thành 02 cấp.

Trên đây là thông tin liên quan đến Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.

3 điểm mới Nghị định số 171 sửa đổi Nghị định số 166 về chế độ quản lý tài sản công ở nước ngoài

3 điểm mới Nghị định số 171 sửa đổi Nghị định số 166 về chế độ quản lý tài sản công ở nước ngoài

3 điểm mới Nghị định số 171 sửa đổi Nghị định số 166 về chế độ quản lý tài sản công ở nước ngoài

Nghị định số 171/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định quan trọng về chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài so với Nghị định số 166/2017/NĐ-CP.