Top 5 mẫu đơn xin thôi việc của công nhân mới nhất 2024

Trước khi người công nhân quyết định rời bỏ vị trí hiện tại để gia nhập một công ty hay công việc mới đều cần chuẩn bị đơn xin thôi việc. Dưới đây là một số mẫu đơn xin thôi việc của công nhân mới nhất để bạn tham khảo.

1. Nội dung cần có trong mẫu đơn xin thôi việc của công nhân [Chuẩn]

Đơn xin nghỉ việc cơ bản sẽ có những nội dung bắt buộc như sau:

  • Tiêu đề và thông tin cá nhân:

  • Tiêu đề: "ĐƠN XIN THÔI VIỆC"

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày sinh, chức vụ, phòng/ban làm việc, ngày nộp đơn.

  • Lý do xin thôi việc: Trình bày một cách rõ ràng và hạn chế nêu điều tiêu cực đến công ty.

  • Lời cảm ơn: đối với bất kỳ ai bạn cảm thấy biết ơn trong quá trình làm việc như đồng nghiệp, quản lý.

  • Thời gian nghỉ việc:

  • Ghi rõ ngày cuối cùng làm việc.

  • Đảm bảo tuân thủ thời gian thông báo trước theo quy định của công ty (thường là 30 - 45 ngày).

  • Cam kết và bàn giao công việc:

  • Cam kết hoàn thành các công việc còn lại và bàn giao đầy đủ.

  • Ghi rõ người nhận bàn giao.

  • Ký và ghi đầy đủ họ tên

2. 5 mẫu xin thôi việc của công nhân ngắn gọn, dễ viết

Mẫu 1:

mẫu đơn xin thôi việc của công nhân
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 1 (Ảnh minh hoạ)

Mẫu 2:

mẫu đơn xin thôi việc của công nhân
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 2 (Ảnh minh hoạ)

Mẫu 3:

mẫu đơn xin thôi việc của công nhân
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 3 (Ảnh minh hoạ)

Mẫu 4:

mẫu đơn xin thôi việc của công nhân
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 4 (Ảnh minh hoạ)

Mẫu 5:

mẫu đơn xin thôi việc của công nhân
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 5 (Ảnh minh hoạ)

3. Giải đáp một số thắc mắc khi viết đơn xin thôi việc

3.1 Có nên xin nghỉ việc qua tin nhắn?

Để trả lời thắc mắc có nên xin nghỉ việc qua tin nhắn hay không thì điều này còn tùy thuộc vào quy trình xin thôi việc của mỗi tổ chức. Để chắc chắn, bạn nên liên hệ trực tiếp với nhân sự hoặc quản lý để có được câu trả lời chính xác.

Nghỉ việc theo đúng quy trình của công ty thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tích cực của bạn. Bất kể thay đổi công việc hay môi trường làm việc nào khác, bạn đều được đánh giá cao.

3.2 Công nhân cần báo trước bao nhiêu ngày khi nghỉ việc?

Thông thường, công nhân cần thông báo trước ít nhất 30 ngày nhưng điều này có thể thay đổi tuỳ theo hợp đồng lao động của bạn. Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 chia ra các trường hợp như sau:

(1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;

(2) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.

(3) Nếu làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.

(4) Nếu người lao động làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

(5) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay mà không cần phải báo trước:

(5) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay mà không cần phải báo trước:

- Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019);

- Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019);

- Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

3.3 Nếu đang mang thai mà nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản không?

mẫu đơn xin thôi việc của công nhân
Chế độ thai sản khi nghỉ việc (Ảnh minh hoạ)

Theo Điều 30 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, nếu bạn đang mang thai mà nghỉ việc, bạn vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

  • Đã đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, bất kể nghỉ việc vào thời điểm nào trong khoảng thời gian này.

  • Trường hợp nghỉ việc do nghỉ thai sản hoặc do do cơ quan y tế có thẩm quyền yêu cầu nghỉ thai sản thì phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh em bé.

Sau khi đảm bảo mình đáp ứng được các điều kiện hưởng thai sản có thể thưc hiện các bước sau để hưởng thai sản.

  • Chuẩn bị hồ sơ: bản sao giấy chứng sinh của trẻ hoặc giấy khai sinh của mẹ; sổ bảo hiểm xã hội; CCCD của mẹ.

  • Nộp hồ sơ đến: cơ quan BHXH nơi bạn đã tham gia BHXH trước khi nghỉ việc hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Thời gian có kết quả hồ sơ là trong thời hạn 5 ngày làm việc.

3.4 Sổ BHXH và các giấy tờ liên quan có được trả lại nếu nghỉ việc trước hạn?

Bạn sẽ nhận được sổ BHXH và các giấy tờ khác khi bạn nghỉ việc. Dù công nhân nghỉ việc trước hay sau thời hạn thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lại sổ BHXH và các giấy tờ liên quan như quyết định thôi việc, chứng từ cần thiết, giấy tờ liên quan đến quá trình làm việc và chấm dứt HĐLĐ.

Đây là nội dung nêu tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.

3.5 Xin nghỉ việc nhưng công ty không duyệt nên xử lý thế nào?

Bạn có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách hợp pháp ngay cả khi không có sự đồng ý của công ty theo Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo quyền lợi của mình sau khi nghỉ việc:

  • Tuân thủ thời gian thông báo trước khi thôi việc

  • Thông báo nghỉ việc bằng văn bản

  • Có lý do hợp lý như: không trả lương đúng hạn, làm công việc không đúng như đã thỏa thuận, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn,...

  • Lưu giữ bằng chứng trong quá trình xin nghỉ việc và thông báo xin nghỉ việc đến công ty (email, ghi âm, văn bản giấy,..). Điều này sẽ giúp bảo vệ bạn trước những tranh chấp không đáng có cho sau này

  • Khiếu nại đến Sở lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty đăng ký khi bị công ty gây khó dễ bằng việc giữ giấy tờ, không trả lương, không chốt sổ BH,...

Lời kết

Hy vọng 5 mẫu đơn thôi việc của công nhân mà chúng tôi đã giới thiệu ở bên trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp quá trình xin thôi việc của bạn trở nên dễ dàng hơn. Chúc bạn luôn thuận buồm xuôi gió trên bất kì con đường nào mà mình đã chọn.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.