Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản

Nhiều lao động nữ trong thời kỳ mang thai do thai yếu nên được chỉ định tạm nghỉ việc để dưỡng thai, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp đủ điều kiện, lao động nữ nghỉ việc để dưỡng thai còn được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

1.  Điều kiện để xin nghỉ dưỡng thai do thai yếu

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Cùng với đó, tại Điều 101 Luật này cũng nêu rõ lao động nữ sinh con nghỉ dưỡng thai pải có Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.

Tóm lại, lao động nữ được xin nghỉ dưỡng thai do thai yếu phải có Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền và đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

mau-don-xin-nghi-duong-thai-yeu
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản (Ảnh minh họa)

2. Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu được nhiều người sử dụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

………., ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG THAI YẾU

(V/v: Đề nghị nghỉ dưỡng thai yếu………………)

Kính gửi: - Công ty……………….

                - Ông………… - (Tổng) Giám đốc công ty……………..

                - Ông/ bà…………. - Trưởng phòng nhân sự công ty………….

- Căn cứ  Bộ luật lao động năm 2019;

- Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

- Căn cứ Hợp đồng lao động số……… ký kết giữa…. và…… ngày…/…./…..;

- Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.

Tên tôi là:………………… Sinh ngày…. tháng…… năm…….

Giấy CMND/thẻ CCCD số:……………………

Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

Địa chỉ thường trú:…………………………

Chỗ ở hiện nay ……………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………

Là:……………… (tư cách đưa ra đề nghị nghỉ thêm, ví dụ: là người lao động nữ của Quý công ty theo Hợp đồng lao động số…………… ngày…/…./……..)

Hiện đang làm việc tại: Phòng/Ban……………………

Văn Phòng/Chi nhánh/Trụ sở công ty:………………

Chức vụ:…………………………

Sổ bảo hiểm xã hội số:……… ………. Ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm:………

Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự cho phép tôi được nghỉ thêm sau sinh từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..

Lý do xin nghỉ : …………………………

Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét và chấp nhận cho tôi được nghỉ không hưởng lương dưỡng thai từ ngày…./…../…….. đến hết ngày…/…/…..

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty

Tôi xin cam đoan với Quý công ty những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nguyện vọng của bản thân.

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý công ty:

1./ Bản sao giấy khai sinh của con

2./Chỉ dẫn của bác sĩ về việc dưỡng thai 

3./…………………………..

Kính mong Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

                                                                             Người làm đơn

                                                                            (Ký, ghi rõ họ tên)

3. Quyền lợi của lao động nữ nghỉ dưỡng thai yếu mới nhất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Thời gian hưởng và mức hưởng như sau:

- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

- Mức hưởng tính theo tháng: Bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (hoặc của tháng đó).

Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 46/2016, một số trường hợp thai nghén, sinh đẻ và hậu sản cũng được liệt kê vào Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Chửa trứng, rau cài răng lược, rau tiền đạo trung tâm, rỉ ối có điều trị để làm chậm chuyển dạ, tiền sản giật thể trung bình và nặng...

Theo đó, nếu thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên, người lao động được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Sau đó, nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào về chế độ thai sản hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con năm 2022

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Nhiều người đã lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để làm phương tiện thực hiện hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể làm đơn tố cáo để gửi tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cướp tài sản không thành, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cướp tài sản không thành, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cướp tài sản không thành, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cướp tài sản là tội phạm xảy ra khá thường xuyên, nhiều trường hợp do sự chống trả của nạn nhân hoặc vì nhiều lý do khác mà đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản không thể lấy được tài sản. Vậy trong trường đối tượng đã dùng vũ lực nhằm cướp tài sản nhưng không thành thì có bị truy cứu hình sự không?