Mẫu Báo cáo sự việc mới nhất và chi tiết cách lập báo cáo

Mẫu Báo cáo sự việc là văn bản hành chính được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức… Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ về mẫu Báo cáo này.

1. Mục đích của việc lập Báo cáo sự việc là gì?

Báo cáo là một loại văn bản hành chính (ở cả dạng giấy và điện tử) dùng để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc.

Trong quá trình hoạt động tại các cơ quan, tổ chức thường xảy ra những sự việc đột xuất, đó có thể là những sự cố ngoài ý muốn hay cũng có thể là những sự kiện đột xuất mang tính tích cực. Theo đó, bất kỳ trường hợp nào làm xuất hiện những sự việc bất thường đều cần có những tác động tương xứng từ phía chủ thể quản lý.

Vì vậy, mục đích của việc viết Báo cáo về các sự việc, sự kiện nhằm giúp các cơ quan quản lý nắm được bản chất sự việc, sự kiện xảy ra để từ đó đề ra các chủ trương, biện pháp giải quyết một cách chính xác, hiệu quả.

Đối tượng lập Báo cáo sự việc là các cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện công việc đó. Theo đó, trường hợp sự việc xảy ra có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm viết báo cáo. Nơi tiếp nhận báo cáo.là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được giao quản lý sự việc.

mau bao cao su viec
Mẫu Báo cáo sự việc là văn bản hành chính được sử dụng phổ biến (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Báo cáo sự việc được dùng phổ biến

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ TRÌNH KHEN (HOẶC ĐỀ NGHỊ KHEN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……….., ngày…… tháng.....năm……..

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG…….. (2)

(Về thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác)

Tên tập thể đề nghị khen thưởng (3)

(Ghi đầy đủ không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

- Đối với tập thể ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác...

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo nêu ngắn gọn nội dung thành tích xuất sắc đột xuất của tập thể (hoặc cá nhân) đã đạt được (trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; trong phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của Nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân...).

III. ĐỀ NGHỊ

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG (4)
(Ký, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (5)
(HOẶC NGƯỜI BÁO CÁO)
(Ký, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (6)
(Ký, đóng dấu)

Ghi chú:

1 Chỉ áp dụng đối với báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tập thể; đối với cá nhân không ghi mục này;

2 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng (Huân chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao);

3 Chỉ áp dụng đối với báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tập thể; đối với cá nhân không ghi mục này;

4 Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan trình khen thưởng;

5 Nếu là cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp;.

6 Chỉ áp dụng đối với việc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước (Huân chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ)./..

3. Hướng dẫn đầy đủ các bước lập Báo cáo sự việc

Mặc dù là loại văn bản được sử dụng phổ biến, tuy nhiên pháp luật không quy định thống nhất mẫu Báo cáo sự việc. Cơ quan, tổ chức lập Báo cáo có thể tự lập hoặc tham khảo các mẫu có sẵn trên mạng.

Dưới đây là các bước lập Báo cáo sự việc để bạn đọc tham khảo:

- Bước 01: Thu thập thông tin

Thông tin liên quan đến sự việc là cơ sở, bằng chứng, căn cứ để trình bày báo cáo về sự việc đó. Người viết Báo cáo sự việc phải phân tích các mối quan hệ của sự việc để thu thập đầy đủ và chính xác thông tin, tư liệu bởi với mỗi sự việc khác nhau cần thu thập các thông tin, tư liệu khác nhau.

Yêu cầu về thông tin, tư liệu:

+ Thông tin, tư liệu đó phải liên quan đến sự việc (trước lúc xảy ra, trong lúc xảy ra và sau khi xảy ra vụ việc);

+ Thông tin, tư liệu phải chính xác, trung thực: Các nguồn thông tin có thể đến từ người dân, người tham gia sự việc, báo chí, người chứng kiến, máy quay tự động, ….

+ Các loại thông tin, tư liệu cần thu thập có thể là: Văn bản, bản ghi âm, ghi hình…

- Bước 02: Viết báo cáo sự việc theo trình tự sau:

+ Viết tên gọi của báo cáo sự việc: Tên gọi loại văn bản, Tên loại sự việc xảy ra; Tên địa điểm xảy ra sự việc…

+ Viết nội dung báo cáo: Mô tả tình tiết, diễn biến sự việc đã xảy ra, chỉ ro những hậu quả về người, về tài sản, về trật tự, trị an; Đánh giá bước đầu về nguyên nhân dẫn đến vụ việc đó; Nêu rõ những biện pháp đã thực hiện nhằm giải quyết vụ việc đó và tình hình thực tế sau khi áp dụng các biện pháp để giải quyết vụ việc đó…

Sau khi hoàn thành Báo cáo sự việc dưới dạng bản thảo, người viết Báo cáo trình hồ sơ báo cáo sự việc lên lãnh đạo cơ quan, tổ chức xem xét, phê duyệt.

Trên đây là mẫu Báo cáo sự việc mới nhất. Nếu có thắc mắc liên quan đến bài viết, đọc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.