Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Căn cứ Luật Phá sản 2014, có thể hiểu trường hợp mất khả năng thanh toán là tổ chức không còn khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán.

Theo đó, Điều 19 Thông tư 30/2023/TT-BTC đã hướng dẫn 03 cách xử lý khi thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp rơi vào trường hợp mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, cụ thể:

* Trường hợp tạm thời mất khả năng thanh toán 

Trường hợp thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tạm thời mất khả năng thanh toán thì ngân hàng thanh toán sẽ tiến hành cho thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp vay tiền thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Tuy nhiên, điều này phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hỗ trợ thanh toán ký kết giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, quy định pháp luật khác có liên quan.

* Trường hợp có thỏa thuận hỗ trợ thanh toán 

Thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp thỏa thuận và ngân hàng thanh toán có thỏa thuận sử dụng chứng khoán đã lưu ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Khi đó, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện phong tỏa chứng khoán theo đề nghị của ngân hàng thanh toán.

Theo Điều 50 Quyết định số 27/QĐ-HĐTV năm 2023 Quyết định ban hành Quy chế Đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, hồ sơ đề nghị phong tỏa trái phiếu doanh nghiệp gồm:

  • Thông báo hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (Mẫu 08/TT-TPRL).

  • Giấy đề nghị phong tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay (Mẫu 09/TT-TPRL).

  • Hợp đồng/thỏa thuận giữa các bên về việc phong tỏa chứng khoán để đảm bảo khoản vay.

Sau khi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam Thực hiện phong tỏa chứng khoán, trong 01 ngày làm việc, VSDC có trách nhiệm sau:

  • Fax văn bản thông báo để ngân hàng thanh toán thực hiện hỗ trợ thanh toán tiền cho thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
  • ​Thông báo cho thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp để hạch toán tương ứng.

* ​Trường hợp không có đủ tiền thanh toán.

Trường hợp thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp đến thời hạn thanh toán không có đủ tiền thanh toán thì Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện loại bỏ thanh toán giao dịch.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?(Ảnh minh họa)

Xử lý sau khi sử dụng tiền vay ngân hàng thanh toán để hỗ trợ thanh toán

Thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được sử dụng tiền vay từ ngân hàng thanh toán theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Thông tư số 30/2023/TT-BTC.

Theo Điều 51 Quyết định số 27/QĐ-HĐTV, thành viên lưu ý, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải chịu lãi vay và hoàn trả tiền vay cho ngân hàng thanh toán theo quy định tại hợp đồng/thỏa thuận.

Trình tự xử lý sau khi sử dụng tiền vay ngân hàng thanh toán để hỗ trợ thanh toán như sau:

Bước 1: Hoàn trả khoản vay

Thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp mất khả năng thanh toán tiến hành hoàn trả khoản vay, bao gồm cả tiền lãi vay cho ngân hàng thanh toán.

Bước 2: Gửi thông báo

Ngân hàng thanh toán gửi Giấy đề nghị giải tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay (Mẫu 10/TT-TPRL) và tài liệu chứng minh liên quan (nếu có) cho VSDC.

Bước 3: Xử lý và trả kết quả

  • Trong 01 ngày làm việc, VSDC xử lý đề nghị giải tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay của ngân hàng thanh toán

  • VSDC gửi xác nhận giải tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay cho ngân hàng thanh toán và thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp để hạch toán tương ứng.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Thủ tục đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30

Trên cơ sở các quy định tại Thông tư số 30/2023/TT-BTC, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế hướng dẫn cụ thể các hoạt động nghiệp vụ có liên quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thủ tục đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30.

Các bước thực hiện lưu ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30

Ngày 17/5/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 30/2023/TT-BTC. Trên cơ sở các quy định tại Thông tư này, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế hướng dẫn cụ thể các hoạt động nghiệp vụ có liên quan. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các bước thực hiện lưu ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30.