Lương pháp chế doanh nghiệp có cao không?

Thu nhập là một trong những mối quan tâm của bất kỳ người lao động nào và pháp chế doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Vậy mức lương pháp chế doanh nghiệp hiện nay có cao không?

Lương pháp chế doanh nghiệp có cao không?

Mặc dù việc khởi đầu với nghề pháp chế có thể gặp nhiều khó khăn nhưng người làm nghề này sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp, khi gắn bó lâu dài với công việc.

Về mặt bằng chung, lương của pháp chế doanh nghiệp ổn định và cao hơn so với các công việc khác liên quan trực tiếp đến ngành luật.

Theo tìm hiểu, hiện nay, thu nhập của người mới bắt đầu công việc pháp chế doanh nghiệp trung bình mỗi tháng tầm khoảng từ 06 - 08 triệu đồng. Nếu có kinh nghiệm từ 02 - 03 năm, có thể có thu nhập từ 09 - 12 triệu đồng; nếu có kinh nghiệm từ 03 - 05 năm, thu nhập mỗi tháng có thể đạt được từ 13 - 20 triệu đồng, thậm chí cao hơn nếu đảm nhận các chức danh quản lý phòng, đội nhóm.

Nói chung, người làm pháp chế càng có kinh nghiệm thì thu nhập sẽ càng cao và thu nhập tăng lên rất nhanh theo số năm kinh nghiệm, độ khó của công việc đảm nhận, trách nhiệm ở vị trí công việc được giao.

Các giám đốc pháp chế tại các doanh nghiệp, tập đoàn, quản lý bộ phận pháp chế khoảng 10 nhân sự trở lên, thu nhập được trả có thể trên 50 triệu đồng mỗi tháng, thậm chí là gần 100 triệu đồng/tháng, bao gồm các khoản tiền thưởng theo kỳ, không tính các khoản thưởng đột xuất.

Mức lương pháp chế doanh nghiệp hiện nay (Ảnh minh họa)

Yêu cầu cơ bản đối với chuyên viên pháp chế doanh nghiệp

Nhân sự làm pháp chế doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:

Về kiến thức chuyên môn

Muốn theo nghề pháp chế doanh nghiệp cần:

- Nắm vững các kiến thức cơ bản của pháp luật theo tiêu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cử nhân luật, hệ thống các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm luật và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nắm được các thủ tục và thực hiện được các thủ tục doanh nghiệp cơ bản.

Khi đi làm, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải tìm hiểu, nghiêm cứu thêm pháp luật của lĩnh vực đó.

Về kỹ năng thực hiện công việc

Nhân sự pháp chế doanh nghiệp phải có các kỹ năng làm việc nhất định, cụ thể:

- Kỹ năng tiếp xúc với người giao việc trong doanh nghiệp, xác định yêu cầu, tìm kiếm và giải quyết các vấn dề pháp lý của yêu cầu công việc đó;

- Kỹ năng tư vấn pháp luật, soạn thảo, trình bày báo cáo, văn bản tư vấn; kỹ năng triển khai thực hiện các ý kiến tư vấn;

- Kỹ năng xây dựng, rà soát, hiệu chình các quy định nội bộ của doanh nghiệp để phục vụ cho công việc quản trị, điều hành doanh nghiệp;

- Kỹ năng soạn thảo các văn bản phục vụ cho việc quản lý, điều hành trong doanh nghiệp;

- Kỹ năng rà soát, hiệu chỉnh, hỗ trợ việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp;

- Kỹ năng tư vấn cho doanh nghiệp phương án giải quyết tranh chấp; kỹ năng đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Về các kỹ năng mềm

Pháp chế doanh nghiệp là công việc yêu cầu nhanh nhưng phải hiệu quả, chính xác nên sẽ có áp lực cao nên chuyên viên pháp chế phải là người chịu được áp lực công việc, có kỹ năng giao tiếp tốt; kỹ năng xây dựng và duy trì quan hệ công việc; kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; kỹ năng quản lý thời gian …

Ngoài ra, chuyên viên pháp chế doanh nghiệp cũng không thể thiếu ngoại ngữ và tin học, đây là lợi thế đối với những nhân sự sử dụng thành thạo đặc biệt là ngoại ngữ.

Có nhiều cách để trang bị cho bản thân những kỹ năng này nhưng nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Đặc biệt để có kỹ năng làm việc, sinh viên có thể tích lũy bằng cách tham gia các khóa học về đào tạo kỹ năng ở trường, đi thực tập ở các văn phòng luật sư, công ty luật hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu pháp chế doanh nghiệp như khóa học tại Học viện ICA.

Liên hệ:

Fanpage: https://www.facebook.com/phapche.edu.vn

Website: https://phapche.edu.vn/

Hotline: 0564.646.646

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?