Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Bóng chuyền hơi là bộ môn thể thao khá phổ biến ở nước ta hiện ta. Các trận đấu bóng chuyền hơi được tổ chức rộng rãi nhằm mang lại sân chơi cho các vận động viên hay giải trí cho người xem. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về luật chơi bóng chuyền hơi.
luật chơi bóng chuyền hơi
Bóng chuyền hơi được tổ chức ở các địa phương (Ảnh minh hoạ)

1. Giới thiệu chung về sân bóng và số lượng người chơi bóng chuyền hơi

1.1 Quy định về sân bóng chuyền hơi

Theo Quyết định về việc ban hành Luật thi đấu bóng chuyền hơi số 1646/QĐ-TCTDTT, quy định về sân bóng chuyền hơi được quy định như sau:

  • Sân bóng chuyền hơi là khu vực thi đấu giữa các đội, sân hình chữ nhật có kích thước 12m x 6m, xung quanh là khu tự do rộng ít nhất 2m về tất cả mọi phía. Khoảng không trên sân đấu tình từ mặt sân phải tối thiểu là 5m không được có vật cản.

  • Mặt sân thi đấu trong nhà phải có màu sáng, bằng phẳng, ngang bằng và đồng nhất. Không có bất kỳ nguy hiểm nào trên sân gây chấn thương cho vận động viên, cấm thi đấu trên mặt sân gồ ghề hoặc trơn.

  • Bề rộng của các đường trên sân là 5cm có màu sáng khác với màu sân và bất kỳ đường kẻ khác.

  • Hai đường biên dọc và hai đường biên ngang giới hạn sân đấu, các đường biên nằm trong phạm vi kích thước sân đấu.

  • Đường giữa sân chia sân làm hai phần bằng nhau kích thước của mỗi phần  là 6m x 6m.

  • Mỗi bên sân có một đường tấn công song song với đường giữa sân tính từ mép sau đường tấn công tới trục của đường giữa là 2m. Đường tấn công được kéo dài thêm từ các đường biên dọc 3 vách ngắt quãng, mỗi vạch 15cm x 5 cm (D x R) cách nhau 20cm và tổng độ dài 105cm.

Kích thước sân bóng chuyền hơi
Kích thước sân bóng chuyền hơi (Ảnh minh hoạ)

1.2 Quy định về số lượng người tham gia và trang phục

Một số quy định về số người tham gia và trang phục trong bóng chuyền hơi quy định theo Quyết định ban hành luật thi đấu như sau:

  • Số lượng người tham dự: Mỗi đội gồm 10 vận động viên, 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, 1 săn sóc viên và 1 bác sĩ.

  • Trang phục thi đấu:

+ Áo vận động viên, quần đùi, tất và giày thể - tất cả phải được đồng bộ và đồng màu. Áo của vận động viên được đánh số từ 01🡪 15, số áo trước ngực cao ít nhất 15 cm và số áo sau lưng ít nhất 20 cm.

+ Trên áo của đội trưởng số trước ngực phải có một vạch khác màu sắc, có kích thước 8 x 20 cm

+ Cấm các vận động viên cùng đội mặc trang phục khác nhau hoặc áo không có số chính thức.

2. Luật chơi bóng chuyền hơi trong thi đấu

Luật bóng chuyền hơi trong thi đấu giành cho vận động viên và đội bóng
Luật bóng chuyền hơi trong thi đấu giành cho vận động viên và đội bóng (Ảnh minh hoạ)

Theo 1646/QĐ-TCTDTT, các quy định trong luật chơi bóng chuyền hơi được quy định như sau:

2.1 Vị trí của đội bóng

  • Các vận động viên không thi đấu có thể ngồi trên ghế của đội mình hoặc đứng ở khu khởi động của đội mình.

  • Huấn luyện viên và những người khác của đội phải ngồi trên ghế nhưng có thể tạm thời rời chỗ

  • Trong thời gian hội ý các vận động viên có thể khởi động ở khu tự do sau sân của đội mình.

  • Khi nghỉ giữa hiệp các vận động viên có thể khởi động có bóng ở khu tự do

2.2 Đội hình thi đấu

  • Trong suốt trận đấu bóng chuyền hơi, huấn luyện viên là người quyết định người vào sân thi đấu, thay người và xin hội ý.

  • Mỗi đội thi đấu phải luôn luôn có 5 vận động viên. Đội hình thi đấu ban đầu chỉ rõ trật tự xoay vòng của các vận động viên trên sân.

  • Trước hiệp thi đấu, huấn luyện viên phải ghi đội hình thi đấu vào phiếu báo vị trí và ký vào phiếu sau đó đưa cho trọng tài hoặc thư ký.

  • Khi đã nộp phiếu báo vị trí không được phép thay đổi đội hình ngoại trừ việc thay người

  • Những vận động viên không ra sân, không có trong đội hình thi đấu là vận động viên dự bị.

  • Nếu trước khi bắt đầu hiệp phát hiện một vận động viên trên sân không được ghi ở phiếu báo vị trí của hiệp đó thì vận động viên này phải thay bằng vận động viện đã ghi ở phiếu báo vị trí mà không bị phạt. Trong trường hợp, huấn luyện viên muốn giữ lại vận động viên không ghi trên phiếu ở lại trên sân- huấn luyện viên có thể xin thay thông thường và ghi vào biên bản thi đấu.

  • Trong trường hợp có sự khác nhau giữa vị trí vận động viên trên sân với phiếu báo vị trí được phát hiện sau đó, đội phạm lỗi phải trở lại đúng vị trí. Tất cả điểm ghi được từ thời điểm phạm lỗi đến thời điểm phát hiện bị xóa bỏ, điểm của đội đối phương vẫn được giữ nguyên với một điểm và phát bóng cho đối phương.

2.3 Hội ý và thay người

Trong lúc thi đấu mỗi đội sẽ được hội ý và thay người được quy định như sau:

- Hội ý: Thời gian hội ý là 30 phút, trong thời gian hội ý các vận động viên trên sân phải ra khu tự do ở gần ghế băng của mình

- Thay người:

  • Khi thay người phải được sự cho phép của trọng tài. Mỗi hiệp mỗi đội được thay người tối đa 5 lần, cùng một lần có thể thay một hay nhiều vận động viên.

  • Vận động viên của đội hình chính thức có thể được thay ra sân và có thể vào lại sân nhưng trong một hiệp chỉ được một lần và phải đúng vị trí của mình trong đội hình đã đăng ký ở phiếu báo vị trí.

  • Vận động viên dự bị được vào thay cho vận động viên chính thức 1 lần/hiệp, nhưng chỉ được thay ra bằng chính vận động viên chính thức đã thay.

2.4 Quy định về động tác khi thi đấu

Phát bóng

+ Hiệp 1 và hiệp thứ 3 của trận đấu bốc thăm để quyết định đội nào phát trước. Hiệp thứ 2 đội phát bóng đầu tiên là đội không được phát bóng ở hiệp thứ nhất

+ Các vận động viên phải phát bóng theo trật tự được ghi trong phiếu báo vị trí. Khi kiểm tra thấy hai đội đã sẵn sàng thi đấu và vận động viên phát bóng đã cầm bóng trọng tài thứ nhất sẽ thổi còi ra lệnh phát bóng.

+ Sau khi nghe lệnh từ trọng tài, vận động viên thực hiện phát bóng bằng một tay hoặc bất cứ phần nào của cánh tay sau khi đã tung hoặc để rời bóng khỏi bàn tay.

+ Các động viên của đội phát bóng không được làm hàng rào cá nhân hay tập thể để che đối phương quan sát động viên phát bóng hoặc đường bay của bóng

+ Khi phát bóng một vận động viên hay một nhóm vận động viên của đội phát bóng không được làm hàng rào che bằng cách vẫy tay, nhảy lên hoặc di chuyển ngang, đứng thành nhóm che đường bay của bóng.

+ Vận động viên phải phát bóng đi trong vòng 8s sau tiếng còi của trọng tài, nếu vận động viên  phát bóng trước tiếng còi thì quả bóng đó hủy bỏ và phải phát lại.

Đánh bóng tấn công

+ Đánh bóng tấn là đưa bóng trực tiếp từ đội mình sang đội đối phương ngoại trừ phát bóng và chắn bóng.

+ Trong đánh bóng tấn công cho phép bỏ nhỏ, đánh nhẹ nếu đánh bóng gọn, không dính bóng, không giữ hoặc ném, vứt bóng.

+ Hoàn thành đánh bóng tấn công khi bóng đã hoàn toàn qua mặt phẳng của lưới hoặc bóng chạm đối phương

Chắn bóng

+ Chắn bóng là hành động các vận động viên ở gần lưới chắn quả bóng từ sân đối phương sang bằng cách giơ tay cao hơn mép trên của lưới. Chỉ các vận động viên hàng trên được phép hoàn thành chắn bóng nhưng tại thời điểm chạm bóng một phần của cơ thể phải cao hơn mép trên của lưới.

+ Chắn bóng tập thể là hai hay ba vận động viên đứng gần nhau thực hiện chắn và hoàn thành chắn khi một trong các vận động viên đó chạm bóng.

+ Chắn chạm bóng là một hay nhiều vận động viên chắn có thể chạm bóng liên tiếp ( nhanh và liên tục) nhưng những lần chạm đó phải cùng một hành độ.

2.5 Quy định về lỗi khi thi đấu

Lỗi sai vị trí

+ Khi vào thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng hay có bất kỳ vận động viên nào đứng không vị trí thì đội đó phạm lỗi sai trí

+ Nếu lỗi sai vị trí xảy ra lúc vận động viên phát bóng đúng lúc đánh phát bóng đi thì phạt lỗi phát bóng trước lỗi sai vị trí.

+ Nếu vận động viên phát bóng phạm lỗi sau khi phát bóng và có lỗi sai vị trí trước thì bắt lỗi sai vị trí.

Lỗi thứ tự xoay vòng: Khi phát bóng phạm lỗi xoay vòng không đúng theo thứ tự, bị phạt như sau:

+ Đội bị phạt với một điểm và phát bóng cho đối phương. Các vận động viên phải trở lại đúng vị trí của mình.

+ Thư ký xác định được thời điểm phạm lỗi, hủy bỏ tất cả các điểm thắng của đội phạm lỗi từ thời điểm phạm lỗi, điểm của đội kia vẫn giữ nguyên.

+ Nếu không xác định được thời điểm phạm lỗi sai thứ tự phát bóng thì không xóa điểm của đội phạm lỗi chỉ phạt với một điểm và phát bóng cho đối phương

Lỗi đánh bóng

+ Bốn lần chạm bóng: mỗi đội chạm bóng 4 lần trước khi đưa bóng qua lưới

+ Hỗ trợ đánh bóng: một vận động viên trong khu sân thi đấu lợi dụng đồng đội hoặc bất kỳ vật gì để chạm tới bóng.

+ Giữ bóng (dính bóng): vận động viên đánh bóng không dứt khoát, bóng giữ lại hoặc ném vứt đi

+ Chạm bóng hai lần: vận động viên đánh bóng hai lần nối tiếp nhau hoặc bóng chạm lần lượt nhiều phần khác nhau của cơ thể.

Lỗi chạm lưới

+ Khi vận động viên chạm lưới là phạm lỗi

+ Bóng đánh vào lưới làm lưới chạm vận động viên đối phương thì không phạm lỗi.

Kết luận

Bóng chuyền hơi là bộ môn thể thao yêu cầu tinh thần đồng đội cao, đòi hỏi sự tập trung cao độ để mang lại kết quả tốt nhất. Vì vậy trước khi đấu bất kỳ vận động viên nào cũng nắm rõ được luật chơi và hạn chế tối đa lỗi xảy ra.

Cũng như người hâm mộ cũng cần biết về luật chơi bóng chuyền hơi để biết điểm số và có thể tranh luận với mọi người về trận đấu. Hi vọng thông qua bài viết này, có thể giúp vận động viên và người hâm mộ nắm được luật chơi bóng chơi chuyền hơi!

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp và tốc độ gia tăng dân số của nước ta thì lượng chất thải nguy hại ngày càng tăng. Trước thực tiễn này, cơ quan có thẩm quyền đã quy định những biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả. Vậy theo quy định pháp luật thì chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại gồm những gì?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.