Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn (cập nhật)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, Luật An ninh mạng đã được ban hành để quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm ở trên môi trường mạng và thông tin liên quan khác. Dưới đây là cập nhật Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn.

1. Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn mới nhất

Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn mới nhất (Ảnh minh hoạ)

Luật An ninh mạng hiện nay là Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14, được Quốc hội nước Việt Nam thông qua vào ngày 12/6/2018, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.

Hiện có 02 văn bản hướng dẫn Luật An ninh mạng 2018, đó là:

  • Nghị định số 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/8/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022.

  • Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Luật An ninh mạng 2018 quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm ở trên môi trường mạng. Trong đó có nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để tiến hành các hành vi như: Tổ chức, hoạt động, xúi giục, câu kết, mua chuộc, lôi kéo để chống phá Nhà nước; thông tin sai sự thật; xuyên tạc lịch sử; hoạt động mại dâm;...

2. 7 nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng theo Luật An ninh mạng hiện nay

7 nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng theo Luật An ninh mạng hiện nay (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ Điều 4 Luật An ninh mạng 2018, việc bảo vệ an ninh mạng phải đảm bảo theo 07 nguyên tắc sau đây:

(1) Tuân thủ theo Hiến pháp và quy định pháp luật; đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

(2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị và dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách về bảo vệ an ninh mạng.

(3) Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng và bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh của quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho quyền lợi con người, quyền công dân và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động ở trên không gian mạng.

(4) Chủ động trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng để xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn những nguy cơ gây đe dọa đến an ninh mạng.

(5) Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp để bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh của quốc gia.

(6) Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia đều được thẩm định và chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng trước khi đưa vào sử dụng và vận hành; thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát an ninh mạng trong quá trình sử dụng, kịp thời ứng phó và khắc phục các sự số về an ninh mạng.

(7) Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh mạng đảm bảo đều được xử lý kịp thời và nghiêm minh.

3. Có những biện pháp bảo vệ an ninh mạng nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018, có các biện pháp để bảo vệ an ninh mạng như sau:

(1) Thẩm định an ninh mạng.

(2) Đánh giá điều kiện về an ninh mạng.

(3) Kiểm tra an ninh mạng.

(4) Giám sát an ninh mạng.

(5) Ứng phó và khắc phục các sự cố về an ninh mạng.

(6) Đấu tranh để bảo vệ an ninh mạng.

(7) Sử dụng mất mã bảo vệ các thông tin mạng.

(8) Ngăn chặn và yêu cầu ngừng/tạm ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ/tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp, sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, sản xuất và sử dụng các thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định pháp luật.

(9) Yêu cầu xóa bỏ và quy cập xóa bỏ các thông tin trái pháp luật/sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(10) Thu thập các dữ liệu điện tử có liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh của quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trên không gian mạng.

(11) Phong tỏa, hạn chế hoạt động hệ thống thông tin; đình chỉ/tạm đình chỉ/yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi các tên miền theo quy định pháp luật.

(12) Khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo quy định pháp luật.

(13) Biện pháp khác theo quy định pháp luật về an ninh quốc gia và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là những thông tin về Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn (cập nhật).
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?