Lừa đảo Livestream bói toán trên mạng: Muôn hình thủ đoạn tinh vi

Lợi dụng sự tín của người dân, thời gian gần đây, hiện tượng Livestream bói toán trên mạng mọc lên như nấm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp lợi dụng điều này để lừa đảo qua mạng. Vậy “mánh” lừa đảo Livestream bói toán trên mạng là gì?

1. Chiêu trò lừa đảo livestream bói toán trên mạng tinh vi thế nào?

Vốn trước đến nay, việc xem bói, đi lễ được coi là một trong những nét đẹp văn hoá tâm linh của Việt Nam. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người lợi dụng niềm tin của người khác, lợi dụng sự phát triển của công nghệ để để lừa đảo Livestream xem bói trên mạng nhằm trục lợi, chiếm đoạt tài sản.

Thay vì phải đến tận nơi như trước đây, để bắt kịp thời đại công nghệ phát triển, loại hình xem bói thông qua Livestream trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… đã và đang mọc lên như nấm.

Và hiện nay, có rất nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng việc Livestream bói toán trên mạng để lừa đảo bởi thực tế, có không ít người Livestream xem bói miễn phí. Tuy nhiên, đằng sau những buổi livestream đó sẽ được chủ kênh gợi ý trả phí hoặc cúng lễ tại nhà hoặc bán sản phẩm tâm lý…

Mặc dù thủ đoạn là khác nhau nhưng thông thường, các đối tượng sẽ thực hiện hành vi lừa đảo Livestream bói toán trên mạng theo các bước sau đây:

Bước 1: Mở livestream bói toán online miễn phí. Thường những người này đã có một lượng fan nhất định, khi vừa mở Livestream sẽ yêu cầu người xem chia sẻ bài Live lên nhiều trang, nhóm để càng được nhiều người tham gia.

Bước 2: Sau khi đã có một lượng người xem nhất định, các đối tượng này sẽ bày nhiều chiêu trò để lấy niềm tin của người xem như xem bói cho người đã quen biết để tạo niềm tin cho những người khác.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo thường chỉ trả lời chung chung về các câu hỏi của người xem, những câu trả lời vô thưởng vô phạt mà bất cứ ai cũng có thể trả lời bởi khi người ta tìm đến bói toán thường sẽ quan tâm đến các vấn đề:

- Tình duyên.

- Vận hạn dựa vào ngày tháng năm sinh.

- Tài lộc, công danh, công việc gặp khó khăn…

Không chỉ vậy, nhiều người còn lợi dụng các buổi Livestream để kể chuyện ma quái, mê tín dị đoan… nhằm mê hoặc người xem tin theo bản lĩnh bói toán của mình.

Bước 3: Sau khi có được niềm tin, đối tượng lừa đảo thường sẽ bán các mặt hàng tâm linh như vòng tay may mắn, búp bê… để mang lại may mắn, hoá giải tai ương, bệnh tật hoặc yêu cầu người xem phải làm lễ giải hạn, cắt duyên âm… với số tiền lớn. 


2. Làm sao để tránh bị lừa đảo khi xem Livestream bói toán trên mạng?

Với sự phát triển của internet như hiện nay, rất nhiều chiêu trò lừa đảo trong đó có lừa đảo Livestream bói toán trên mạng mọc lên như nấm, đánh vào tâm lý cầu may mắn, niềm tin của người xem để chiếm đoạt tài sản.

Do đó, khi xem Livestream, người xem cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước những lời nói ngon ngọt hoặc lời đe doạ về tâm lý của người kênh Livestream.

Không chỉ vậy, người dùng Facebook, Zalo… cũng nên thường xuyên cập nhật kịp thời các quy định của pháp luật cũng như các thông tin cảnh giác của các trang mạng chính thống để kịp thời bảo vệ bản thân và những người xung quanh.


3. Lừa đảo livestream bói toán trên mạng bị phạt thế nào?

3.1 Bị xử phạt hành chính

Khi chỉ mở Livestream xem bói online căn cứ Điều 14 và Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sẽ bị phạt hành chính 15 - 20 triệu đồng vì việc tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Khi có các dấu hiệu của hành vi lợi dụng bói toán để chiếm đoạt tài sản của người khác thì người lừa đảo Livestream bói toán trên mạng có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

3.2 Phải chịu trách nhiệm hình sự

Tương tự như trên, người tổ chức Livestream để xem bói có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù giam.

Nếu lợi dụng việc xem bói để lừa đảo qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt cao nhất là chung thân theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây các chiêu trò lừa đảo Livestream bói toán trên mạng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Tháng 8/2022, LuatVietnam triển khai chuyên đề pháp luật Lừa đảo qua mạng, giúp cộng đồng nêu cao tinh thần cảnh giác đối với các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng hiện nay. Xem chi tiết tại đây

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?