Tổng quan 4 loại hợp đồng phái sinh hiện nay

Hợp đồng phái sinh là loại hợp đồng mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần biết khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh. Việc hiểu rõ về hợp đồng phái sinh có thể giúp cá nhân, doanh nghiệp quản lý rủi ro và tối ưu cơ hội đầu tư của mình.

4 loại hợp đồng phái sinh hiện nay 

4 loại hợp đồng phái sinh hiện nay (Ảnh minh họa)

Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng phái sinh được hiểu là loại hợp đồng có giá trị phụ thuộc vào tài sản cơ sở (như là chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa,...) nhằm phòng ngừa và phân tán rủi ro, tạo lợi nhuận, sinh lời cao...

Nhìn chung, hợp đồng phái sinh được sử dụng với 4 hình thức phổ biến như sau:

- Thứ nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contract)

- Thứ hai là hợp đồng tương lai (futures contract)

- Thứ ba là hợp đồng quyền chọn (options contract)

- Và cuối cùng là hợp đồng hoán đổi (swap contract)

Tổng quan 4 loại hợp đồng phái sinh

Tổng quan 4 loại hợp đồng phái sinh (Ảnh minh họa)
  1. Hợp đồng kỳ hạn 

Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng rất phổ biến. Cụ thể thì hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa người mua và người bán về việc mua/bán tài sản cơ sở nhất định vào ngày đã xác định trong tương lai theo một mức giá đã được xác định.

Ví dụ: Ngày 30/4/2024, A và B ký hợp đồng kỳ hạn mua bán 1 tấn cà phê của bên B với kỳ hạn 2 tháng với giá 134.000 đồng/kg. Sau 2 tháng, tức là ngày 30/6/2024, bên B phải bán cho bên A 1 tấn cà phê với giá 134.000 đồng/kg đồng thời bên A phải mua 1 tấn cà phê của bên B với giá đó. Mức giá cà phê này không được thay đổi ngay cả khi giá cà phê vào ngày 30/6/2024 có cao hay thấp hơn 134.000 đồng/kg.

  1. Hợp đồng tương lai (futures contract)

Hợp đồng tương lai được hiểu là loại hợp đồng phái sinh được các bên thỏa thuận để giao dịch số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào thời điểm xác định trong tương lai hoặc phải thanh toán khoản chênh lệch giữa mức giá tại thời điểm giao kết hợp đồng và mức giá vào ngày đã xác định trong tương lai. Trong đó thì hàng hóa/tài sản đó phải được niêm yết trên sở giao dịch và các bên phải thanh toán thông qua công ty thanh toán bù trừ.

Ví dụ: Ngày 30/4/2024, A và B ký hợp đồng kỳ hạn mua bán 1 tấn cà phê của bên B với giá 134.000 đồng/kg vào ngày 30/6/2024.

Ngày 30/6/2024, giá cà phê là 150. 000đ/kg, bên B có 2 lựa chọn, bên B phải bán cho bên A 1 tấn cà phê với mức giá 134.000 đồng/kg hoặc bên B không bán cho bên A nhưng phải thanh toán khoản chênh lệch là 16.000 x 1000 = 16.000.000đ.

  1. Hợp đồng quyền chọn (options contract)

Khác với hợp đồng kỳ hạn bắt buộc các bên phải thực hiện giao dịch mua bán với mức giá đã thỏa thuận thì hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư được lựa chọn không mua/không bán nếu nhận thấy việc thực hiện giao dịch là không có lợi cho mình. Theo đó, hợp đồng quyền chọn cho phép các bên có thể có quyền chọn mua hoặc chọn bán một khối lượng hàng hoá nhất định với mức giá xác định ở thời điểm nhất định.

Hợp đồng quyền chọn bao gồm Quyền chọn mua và Quyền chọn bán:

- Quyền chọn bán (PUT Option) cho người mua quyền được bán tài sản cơ sở với mức giá cố định cho người bán quyền. Đổi lại, người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí quyền chọn. Người bán quyền có nghĩa vụ phải mua tài sản khi người mua thực hiện quyền. Trường hợp bên mua quyền cảm thấy đạt lợi nhuận như mong muốn, họ có thể hủy hợp đồng.

Ví dụ: A mua quyền chọn bán cổ phiếu MSFT với mức giá là 25 đô/cổ phiếu trong thời hạn 30 ngày. Vào thời điểm đáo hạn hợp đồng thì cổ phần phiếu MSFT rớt xuống còn 22 đô/cổ phiếu thì A có quyền chọn bán và bán cổ phiếu (cho bên bán quyền chọn bán) với giá 25 đô/cổ phiếu.

- Quyền chọn mua (CALL Option) cho người mua quyền được mua tài sản cơ sở với mức giá cố định. Bên mua quyền trả cho bên bán quyền phí quyền chọn để nhận được quyền mua khi thấy đạt lợi nhuận. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ phải bán tài sản đó cho bên mua theo giá trên hợp đồng. Trường hợp bên mua quyền cảm thấy đạt lợi nhuận như mong muốn, họ có thể hủy hợp đồng.

Ví dụ: A ký hợp đồng quyền chọn mua cổ phần BSC của ông B với mức giá là 15.000 đồng/cổ phần. Vào thời điểm đáo hạn hợp đồng thì cổ phần của BSC tăng giá lên 20.000đồng/cổ phần. Lúc này, do A đã dự đoán đúng nên ông A thực hiện quyền chọn mua, ông B buộc phải bán cho ông A cổ phần BSC với giá 15.000đồng/cổ phần thay vì 20.000đồng/cổ phần.

  1. Hợp đồng hoán đổi (swap contract) 

Hợp đồng hoán đổi được hiểu là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận đồng ý trao đổi nghĩa vụ thực hiện những khoản thanh toán định kỳ của nhau hay là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai bằng một số phương thức và tại thời điểm nhất định trong tương lai theo các nguyên tắc nhất định.

Hợp đồng hoán đổi được biết đến là công cụ tài chính phái sinh để các bên tiến thành trao đổi dòng tiền của mình lấy dòng tiền khác của bên kia. Hiện nay, hợp đồng hoán đổi phổ biến với 05 loại như sau: hợp đồng hoán đổi lãi suất,hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hợp đồng hóa đổi hàng hóa và hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn:

- Hợp đồng hoán đổi lãi suất là loại hợp đồng mà các bên thực hiện trao đổi dòng lãi suất để lấy dòng tiền mặt của một bên khác.

- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng mà các bên trao đổi khoản tiền gốc cùng với lãi cố định của một khoản vay để lấy khoản tiền gốc cùng với lãi cố định của một đồng tiền khác.

- Hợp đồng hoán đổi tín dụng là loại hợp đồng mà bên mua phải thanh toán định kỳ cho bên bán và chiều ngược lại thì bên mua sẽ được nhận khoản bồi thường nếu công cụ tài chính cơ sở bị mất đi khả năng thanh toán.

- Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về giá thả nổi của hàng hóa trao đổi với giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.

- Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn là loại hợp đồng mà tổ hợp dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa các vào ngày xác định trong tương lai. Tổ hợp dòng tiền này gồm dòng tiền thả nổi liên quan đến lãi suất Libor và từ cổ phiếu/chỉ số thị trường.

Trên đây là thông tin về 04 loại hợp đồng phái sinh hiện nay

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.