Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Dự án/cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xem là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường? Cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua các quy định về Danh mục loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường dưới đây.
Danh mục loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa)

Các loại hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được xác định là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hiện nay được pháp luật quy định cụ thể tại Phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, chi tiết bao gồm 3 mức như sau:

  • Nhóm loại hình ở mức I:

  1. Làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại/khoáng sản kim loại; Chế biến khoáng sản mà có sử dụng hóa chất độc hại;

  2. Sản xuất thủy tinh (không áp dụng đối với loại hình có sử dụng nhiên liệu khí và dầu DO)

  3. Sản xuất thép, gang, luyện kim (không áp dụng đối với kéo, cán, đúc từ phôi nguyên liệu)

  4. Sản xuất giấy/bột giấy từ các nguyên liệu tái chế/sinh khối

  5. Sản xuất các hóa chất vô cơ cơ bản (không áp dụng đối với khí công nghiệp) hoặc sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (không áp dụng nếu chỉ thực hiện sang chiết hay phối trộn) hoặc sản xuất phân bón hóa học (không áp dụng nếu chỉ thực hiện đóng gói, sang chiết, phối trộn).

  6. Sản xuất sợi/vải/dệt may nếu có công đoạn là giặt mài/nhuộm/nấu sợi.

  7. Thuộc da; sản xuất da mà có công đoạn thuộc da;

  8. Khai thác dầu thô/khí đốt tự nhiên

  9. Lọc hóa dầu

  10. Nhiệt điện than

  11. Sản xuất than cốc

  12. Khí hóa than

  • Nhóm loại hình ở mức II

  1. Tái chế, xử lý đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chất thải rắn sinh hoạt.

  2. Tái chế, xử lý đối với chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất; phá dỡ tàu biển đã được sử dụng.

  3. Mạ (nếu quá trình thực hiện có công đoạn làm sạch bề mặt của kim loại bằng cách sử dụng các loại hóa chất)

  4. Sản xuất pin/ắc quy

  5. Sản xuất xi măng

  • Nhóm loại hình ở mức III

  1. Chế biến mủ cao su

  2. Sản xuất bột ngọt, tinh bột sắn

  3. Sản xuất nước giải khát có gas, bia.

  4. Sản xuất cồn công nghiệp

  5. Sản xuất đường từ mía

  6. Chế biến thủy hải sản

  7. Giết mổ gia cầm/gia súc với quy mô công nghiệp

  8. Chăn nuôi gia cầm/gia súc với quy mô công nghiệp
    9. Sản xuất linh kiện/thiết bị điện/điện tử

​​2. Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Công suất các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Công suất các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa)

Căn cứ nội dung tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, công suất của những dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xác đinh là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được phân chia thành 3 mức:

  • Công suất nhỏ;

  • Công suất trung bình;

  • Công suất lớn.

Theo đó, tùy loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà các mức công suất được quy định khác nhau tương ứng với từng loại hình. Xem cụ thể 3 mức công suất của những loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Căn cứ nội dung tại Điều 53 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Chủ dự án và chủ cơ sở có trách nhiệm thực hiện lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với những loại hình sản xuất/kinh doanh/dịch vụ được xác định là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định với các mốc thời gian như sau:

Loại hình sản xuất/kinh doanh/dịch vụ

Chủ thể có trách nhiệm

Mốc thời gian áp dụng 

Dự án/cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở mức I:

  1. Làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại/khoáng sản kim loại; Chế biến khoáng sản mà có sử dụng hóa chất độc hại;

  2. Sản xuất thủy tinh (không áp dụng đối với loại hình có sử dụng nhiên liệu khí và dầu DO)

  3. Sản xuất thép, gang, luyện kim (không áp dụng đối với kéo, cán, đúc từ phôi nguyên liệu)

  4. Sản xuất giấy/bột giấy từ các nguyên liệu tái chế/sinh khối

  5. Sản xuất các hóa chất vô cơ cơ bản (không áp dụng đối với khí công nghiệp) hoặc sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (không áp dụng nếu chỉ thực hiện sang chiết hay phối trộn) hoặc sản xuất phân bón hóa học (không áp dụng nếu chỉ thực hiện đóng gói, sang chiết, phối trộn).

  6. Sản xuất sợi/vải/dệt may nếu có công đoạn là giặt mài/nhuộm/nấu sợi.

  7. Thuộc da; sản xuất da mà có công đoạn thuộc da;

  8. Khai thác dầu thô/khí đốt tự nhiên

  9. Lọc hóa dầu

  10. Nhiệt điện than

  11. Sản xuất than cốc

  12. Khí hóa than

Chủ dự án

Trước ngày 01/ 01/2027

Chủ cơ sở

Trước ngày 01/01/2028

Dự án/cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở mức II:

  1. Tái chế, xử lý đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chất thải rắn sinh hoạt.

  2. Tái chế, xử lý đối với chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất; phá dỡ tàu biển đã được sử dụng.

  3. Mạ (nếu quá trình thực hiện có công đoạn làm sạch bề mặt của kim loại bằng cách sử dụng các loại hóa chất)

  4. Sản xuất pin/ắc quy

  5. Sản xuất xi măng

Chủ dự án

Trước ngày 01//01/ 2028

Chủ cơ sở

Trước ngày 01/01/2029


Dự án/cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở mức II

  1. Chế biến mủ cao su

  2. Sản xuất bột ngọt, tinh bột sắn

  3. Sản xuất nước giải khát có gas, bia.

  4. Sản xuất cồn công nghiệp

  5. Sản xuất đường từ mía

  6. Chế biến thủy hải sản

  7. Giết mổ gia cầm/gia súc với quy mô công nghiệp

  8. Chăn nuôi gia cầm/gia súc với quy mô công nghiệp

  9. Sản xuất linh kiện/thiết bị điện/điện tử

Chủ dự án

Trước ngày 01/01/2029

Chủ cơ sở

Trước ngày 01/01/2030

Trên đây là các thông tin liên quan đến Danh mục loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Để cập nhật văn bản pháp luật lĩnh vực An toàn lao động, PCCC, Bảo vệ môi trường, Y tế sức khỏe, Phát triển bền vững, hãy tham gia Group Văn bản pháp luật - HSE
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc đang diễn biến phức tạp. Điều không ai mong muốn đã xảy ra là hiện đã có nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ngay lúc này, nhiều người trên cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về miền Bắc, đều muốn chung tay đóng góp, ủng hộ mong miền Bắc sớm vượt qua thiên tai.