Bị lộ ảnh Căn cước công dân 2 mặt có sao không?

Căn cước công dân là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng của mỗi cá nhân. Việc bị lộ ảnh Căn cước công dân 2 mặt với người lạ có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối và rủi ro không ngờ tới.

1. Các thông tin quan trọng trên ảnh Căn cước công dân 2 mặt không nên để lộ

Hiện nay, Căn cước công dân là loại giấy tờ chứng minh nhân thân được sử dụng trong hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính.

Thông tin cơ bản về nhân thân của chủ thẻ đều được in ngay trên thẻ này, chính vì vậy các bản scan hay ảnh Căn cước công dân 2 mặt đều cần được giữ gìn cẩn thận.

Các thông thông tin quan trọng trên Căn cước công dân không nên để lộ là:

- Mặt trước:
  • Số Căn cước công dân: Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi công dân (Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước công dân). Mã này gắn liền với công dân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.

  • Các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú: Đây là các thông tin nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân, thường được yêu cầu trong các hợp đồng, thủ tục hành chính hay giao dịch ngân hàng...

  • Mã Qr: Khi quét mã này sẽ hiện ra các thông tin cơ bản về nhân thân như trên và có thêm số Chứng minh nhân dân cũ.

- Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin về đặc điểm nhân dạng và  ngày cấp thẻ Căn cước công dân, vân tay của chủ thẻ.

(Căn cứ Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BCA)

2. Lộ ảnh Căn cước công dân 2 mặt tiềm ẩn nhiều những nguy hiểm gì?

Như đã nêu, thông tin và hình ảnh của thẻ Căn căn cước công dân rất quan trọng và có thể sử dụng để tham gia vào nhiều giao dịch, thủ tục. Vì vậy khi để lộ ảnh Căn cước công dân 2 mặt, chủ thẻ rất có thể sẽ bị đánh cắp thông tin để thực hiện các giao dịch, thủ tục không mong muốn, từ đó gặp rắc rối hoặc thậm chí mất mát về tiền bạc.

Sau đây là một tình huống không mong muốn có thể xảy ra khi để lộ ảnh Căn cước công dân 2 mặt:

Rắc rối về mã số thuế thu nhập cá nhân

Nhiều công ty ảo thường dùng bản photo hoặc ảnh chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân 2 mặt của người khác để đăng ký mã số thuế cá nhân, từ đó khai khống chi phí lương và giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong trường hợp này, rất nhiều người đã bị đăng ký mã số thuế cá nhân với thông tin chưa chính xác và phải liên hệ cơ quan thuế để giải quyết.

Bị giả mạo giấy tờ để vay nợ, đăng ký sim trả sau

Ngày nay, việc vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng tương đối dễ dàng khi người vay chỉ cần cung cấp số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, số điện thoại... là có thể được xét duyệt khoản vay.

Lợi dụng điều này, thông tin và hình ảnh Căn cước công dân 2 mặt có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng để giả mạo vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng.

Ngoài ra, các thông tin trên Căn cước công dân cũng có thể bị đem ra đăng ký sim trả sau, lúc này người bị hại sẽ phải chịu những khoản phí nợ cước điện thoại trả sau vô lý mặc dù không hề sử dụng.

Các trường hợp trên nếu xảy ra sẽ rất khó đòi lại tiền cũng như tìm ra kẻ lừa đảo.

Bị lấy thông tin để lừa đảo

Thông tin trên thẻ Căn cước công dân có thể bị các đối tượng xấu sử dụng vào rất nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi không ngờ tới.

Một số thủ đoạn phổ biến có thể kể đến như gọi điện mạo danh cơ quan Nhà nước, lừa đảo trúng thưởng...

Đối tượng xấu có thể lợi dụng ảnh Căn cước công dân 2 mặt để lừa đảo (Ảnh minh họa)

3. Cần làm gì khi bị lộ ảnh Căn cước công dân 2 mặt

Thu hồi ngay ảnh Căn cước công dân nếu gửi nhầm

Nếu lỡ để lộ ảnh Căn cước công dân 2 mặt qua mạng xã hội, cần nhanh chóng thu hồi ngay tin nhắn hoặc xóa ảnh.

Kiểm tra thông tin mở tài khoản ngân hàng và các khoản vay tài chính

Để kiểm tra số Căn cước công dân đã đăng ký tài khoản ngân hàng hay chưa, cần liên hệ đến ngân hàng qua tổng đài hoặc đến trực tiếp chi nhanh ngân hàng.

Nếu muốn biết mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không, cá nhân có thể kiểm tra thông qua trung tâm Thông tin Tín dụng CIC bằng cách truy website https://cic.gov.vn/ hoặc tải ứng dụng CIC Credit Connect trên thiết bị điện thoại thông minh.

Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC là tổ chức thu nhận, lưu trữ, phân tích và xử lý thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức. Đây là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên hoàn toàn có thể yên tâm khi cung cấp thông tin để tra cứu.

Xem thêm: Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không?

Kiểm tra thông tin số điện thoại trả sau

Muốn kiểm tra xem số Căn cước công dân đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414.

Trường hợp phát hiện ra số điện thoại khác đăng ký sim trả sau trên số Căn cước công dân của mình, cần liên hệ ngay đến nhà mạng để kịp thời phản ánh.

Kiểm tra thông tin đăng ký thuế

Trường hợp nghi ngờ bị lấy Căn cước công dân đăng ký mã số thuế ảo, hãy kiểm tra thông tin qua cổng thông tin của Tổng Cục thuế tại đị chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/

Trên đây là một số thông tin về vấn đề: Bị lộ ảnh căn cước công dân 2 mặt có sao không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192  để được hỗ trợ ngay.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.