Liên doanh là gì? Có những hình thức liên doanh nào của doanh nghiệp?

Đối với các công ty, để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, người chủ doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị trường. Một trong những cách đó là phải thực hiện liên doanh. Hãy tìm hiểu liên doanh là gì?
(Ảnh minh hoạ)

1. Liên doanh là gì?

Liên doanh là hình thức thỏa thuận và thống nhất bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên tham gia góp vốn liên doanh.

Hình thức này được thực hiện giữa hai hay nhiều bên cùng hợp tác. Các bên tham gia có thể là các chủ thể khác nhau, mang nhiều quốc tịch. Đó là sự kết nối mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc giữa Chính phủ các quốc gia khác cùng tham gia hợp tác với nhau.

2. Một số hình thức liên doanh phổ biến? 

2.1 Công ty liên doanh

Công ty liên doanh là hợp tác liên kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hoặc cổ phần. Trong đó, các bên tham gia sẽ được có phạm vi về phần vốn góp tại doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp liên doanh (Ảnh minh hoạ)

2.2 Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH từ hai thành viên trở nên nhưng không quá 5 thành viên. Trong đó, không được thành viên hoặc người liên quan nào được sở hữu quá 50% vốn điều lệ (Theo Thông tư 13/2023/TT-NHNN).

Việc liên doanh giữa các ngân hàng khá phổ biến (Ảnh minh hoạ)

3. Có những hình thức liên doanh nào của doanh nghiệp?

Căn cứ tại Chuẩn mực số 08 thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có quy định các hình thức liên doanh như sau:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới mô hình liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát:

Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là hoạt động của một số liên doanh bằng cách sử dụng tài sản và nhân lực khác của các bên góp vốn liên doanh mà không phải thành lập một cơ sở kinh doanh mới.

Mỗi bên góp vốn liên doanh chung tự quản lý và sử dụng tài sản của mình, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh chung trong quá trình hoạt động.

Hoạt động của liên doanh có thể được thành viên của mỗi bên góp vốn liên doanh tiến hành song song, với các hoạt động khác của bên liên quan góp vốn liên doanh chung. Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường quy định căn cứ phân chia doanh thu và khoản chi phí chung, phát sinh từ hoạt động liên kết cho các bên góp vốn làm chung.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới mô hình liên doanh tài sản được đồng kiểm soát:

Một số liên doanh thực hiện việc đồng kiểm soát và thường là đồng sở hữu đối với tài sản được góp vốn, hoặc được mua bởi các bên góp vốn và được sử dụng cho mục đích của liên doanh chung. Các tài sản này được sử dụng để mang lại lợi ích cho các bên tham gia.

Mỗi bên góp vốn liên doanh được nhận sản phẩm, từ việc sử dụng tài sản và chịu phần chi phí phát sinh theo thoả thuận và thống nhất các bên trong hợp đồng.

- Hợp đồng liên doanh dưới mô hình thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát:

Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát) phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận và thống nhất bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn làm chung với nhau và quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.

Mẫu hợp đồng liên doanh (Ảnh minh hoạ)

Trên đây là những thông tin về liên doanh là gì. Có thể nói, đây là một hình thức, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động mở rộng phạm vi phát triển thị trường. Tuy nhiên, hình thức liên doanh cũng dễ dàng phát sinh mẫu thuẫn giữa những người tham gia.

Nếu là chủ doanh nghiệp, bạn có muốn chọn hình thức liên doanh hay không? Hy vọng rằng bài viết này, cung cấp những thông tin hữu ích với bạn.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?