Lãnh hải là gì? Các chế độ pháp lý đối với vùng lãnh hải

Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu các vấn đề về luật quốc tế, hẳn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các khái niệm, quy định liên quan đến lãnh hải. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về Lãnh hải là gì? trong bài viết dưới đây.

1. Lãnh hải là gì?

Lãnh hải hay hải phận là một yếu tố cấu thành nên vùng biển của một quốc gia. Lãnh hải được xác định là vùng biển nằm ven bờ, ở giữa vùng nội thủy và các vùng biển khác thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia (hay vùng đặc quyền kinh tế).

Lãnh hải là gì
Lãnh hải là gì? (Ảnh minh họa)

Theo Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định, lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý (tương đương 22,22km) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là chủ quyền tuyệt đối vì có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.

2. Cách tính chiều rộng vùng lãnh hải

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm lãnh hải là gì, chúng ta cùng tìm hiểu hai phương pháp dùng đường cơ sở để tính chiều rộng vùng lãnh hải như sau:

  • Đường cơ sở thông thường:

    • Đường cơ sở thông thường được xác định bằng mức thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển.

    • Phương pháp này được áp dụng đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo được bao quanh bởi đá ngầm.

    • Đối với các bờ biển quanh co, khúc khuỷu thì không thể dùng đường cơ sở để tính chiều rộng.

  • Đường cơ sở thẳng:

    • Đường cơ sở thẳng được xác định bằng cách nối liền các đoạn thẳng ở những điểm thích hợp tại mức thấp nhất của thủy triều.

    • Các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở thẳng phải đảm bảo gắn với đất liền đủ để được đặt dưới chế độ nội thuỷ.

    • Những điểm xuất phát không được từ các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

3. Các chế độ pháp lý của lãnh hải

Có hai đối tượng cần thực thi chế độ pháp lý lãnh hải là các quốc gia ven biển và các quốc gia khác ngoài ven biển. Vậy các chế độ pháp lý của lãnh hải là gì và mỗi đối tượng thực thi như thế nào?

3.1. Đối với quốc gia ven biển

Quốc gia ven biển có quyền tự quy định và phân chia tuyến đường giao thông đối với tàu thuyền nước ngoài khi đi vào vùng lãnh hải của mình. Các tuyến đường này phải tuân theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và các luật quốc tế có liên quan khác, nếu có.

Lãnh hải là gìQuốc gia ven biển chia luồng khi tàu nước ngoài đi vào lãnh hải của mình (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp tàu thuyền qua lại vô hại vi phạm đến hòa bình, an ninh, trật tự quốc gia thì quốc gia ven biển có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ chủ quyền, bao gồm cả đình chỉ việc qua lại vô hại. Việc đình chỉ này phải theo đúng các thủ tục quy định và không có sự phân biệt đối xử đối với bất kỳ tàu thuyền nước ngoài nào.

Quốc gia ven biển cũng có thể cho phép tàu thuyền nước ngoài được tạm dừng, tạm trú khi thực hiện quyền qua lại vô hại trong các trường hợp nguy hiểm như: mưa bão, thiên tai, chiến tranh, các sự cố ảnh hưởng đến sự an toàn hàng hải, tính mạng con người hoặc những trường hợp đặc biệt, cấp bách khác.

3.2. Đối với các quốc gia khác

Các quốc gia khác ngoài ven biển có quyền qua lại không gây hại, được hiểu là việc đi lại nhưng không gây tổn hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay các lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển, vì mục đích phát triển, hợp tác, kinh tế giữa cộng đồng hàng hải nói chung cũng như của từng quốc gia nói riêng.

4. Xác định quyền tài phán trong lãnh hải

Quyền tài phán trong lãnh hải là gì? Đó là việc tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền qua lại vô hại trong lãnh hải phải tuân theo các quy định trong luật của quốc gia ven biển. Riêng tàu thuyền quân sự hoặc tàu thuyền nhà nước không nhằm mục đích thương mại sẽ được hưởng quyền miễn trừ tài phán.

Trong trường hợp xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, trật tự của quốc gia, quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán, áp dụng các biện pháp bắt giữ đối với tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy của quốc gia ven biển đó nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

lãnh hải là gì
Cần ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng đến an ninh quốc gia (Ảnh minh họa)

Ngược lại, đối với những vi phạm hình sự diễn ra trước khi con tàu nước ngoài đi vào lãnh hải, nhưng không vào nội thủy thì quốc gia ven biển đó không có quyền can thiệp.

Quốc gia ven biển không có quyền thực hiện quyền tài phán dân sự với tàu thuyền nước ngoài đang qua lại trên lãnh hải của mình nhưng có quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt đối với các tàu thuyền nước ngoài đang neo đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải ngay sau khi rời khỏi nội thủy của mình.

5. Một số khái niệm liên quan đến lãnh hải

Bên cạnh các thông tin về lãnh hải là gì, người đọc cũng cần hiểu rõ một vài khái niệm liên quan dưới đây trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về biển đảo.

5.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, nối tiếp với lãnh hải và rộng 12 hải lý tính từ ranh giới phía ngoài lãnh hải. Vùng tiếp giáp lãnh hải là nơi quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài (Theo Điều 13 Luật Biển Việt Nam năm 2012).

Theo quy định tại Điều 33 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và có chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.

Dựa vào đó, ta có thể nhìn ra một vài đặc điểm của vùng tiếp giáp lãnh hải như sau:

  • Về vị trí: Vùng tiếp giáp lãnh hải nằm bên ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, với ranh giới phía trong là đường biên giới quốc gia trên biển và ranh giới phía ngoài là một đường thẳng nối các điểm cách đường cơ sở không quá 24 hải lý.

  • Về chiều rộng: Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải sẽ phụ thuộc vào chiều rộng của lãnh hải và tổng chiều rộng của cả lãnh hải và tiếp giáp cộng lại.

  • Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng đệm: Việc xác định vị trí bên ngoài lãnh hải chứng tỏ vùng tiếp giáp là vùng đệm giữa các vùng biển nằm phía trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển. Đây là vùng biển để quốc gia ven biển thực hiện các quyền kiểm tra của mình đối với tàu thuyền nước ngoài trước khi đi vào/rời khỏi lãnh thổ.

5.2. Vùng nội thủy là gì?

Nội thủy là một vùng nước nằm tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nội thủy là vùng biển nằm ở phía trong cùng và tiếp giáp với vùng lãnh hải từ bên ngoài.

Không có quy định cụ thể về các vùng nội thủy của một quốc gia, mỗi vùng nội thủy sẽ có một chế độ pháp lý khác nhau, tuy nhiên phải luôn tôn trọng và thừa nhận quyền đi qua vô hại của tàu thuyền nước ngoài.

noi-thuy-la-vung-tiep-giap-voi-lanh-hai-o-ben-ngoai
Nội thủy là vùng tiếp giáp với lãnh hải ở bên ngoài (Ảnh minh họa)

Như vậy bài viết trên đã phần nào cung cấp được những thông tin cơ bản về lãnh hải là gì, cùng các quy định liên quan đến quyền tài phán và chế độ pháp lý ở trong vùng lãnh hải. Còn rất nhiều những thông tin bổ ích khác về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, mời bạn đón đọc trong những bài viết sau. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thêm chiêu thức giả mạo ngân hàng để lừa đảo, người dân cần cảnh giác!

Thêm chiêu thức giả mạo ngân hàng để lừa đảo, người dân cần cảnh giác!

Thêm chiêu thức giả mạo ngân hàng để lừa đảo, người dân cần cảnh giác!

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền bài viết của một người dùng facebook với tốc độ chóng mặt về chiêu trò lừa đảo giả mạo ngân hàng mới. Cùng tìm hiểu về chiêu trò lừa đảo này qua bài viết dưới đây để tự nâng cao cảnh giác và có phương án xử lý nếu chẳng may mắc bẫy.