Làm thời vụ là gì? Quyền lợi của người làm thời vụ theo Bộ luật Lao động

Công việc thời vụ được nhiều người lao động lựa chọn để cải thiện một phần thu nhập. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về làm thời vụ là gì? Quyền lợi của người làm thời vụ theo Bộ luật lao động như thế nào?

1. Làm thời vụ là gì?

làm thời vụ là gì
Việc làm thời vụ dồi dào và đa dạng hình thức tuyển dụng (Ảnh minh hoạ)

1.1 Khái niệm làm thời vụ

Làm thời vụ là từ ngữ miêu tả chung của các công việc làm trong thời gian ngắn, không cố định vị trí, không cụ thể về chu kỳ lặp lại tùy nhu cầu tạm thời của một tổ chức, công ty hoặc cá nhân. Một số công việc thời vụ có thể làm vào dịp hè, dịp lễ, Tết…

Hiện nay, công việc thời vụ rất đa dạng cả về loại công việc, yêu cầu về thời gian, kỹ năng và địa điểm làm việc (có thể làm việc cả trực tuyến). Người làm việc thời vụ không được hưởng các đãi ngộ như nhân viên chính thức, các phúc lợi cá nhân dài hạn..

Một số công việc thời vụ phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Nhân viên bán hàng thời vụ, nhân viên giúp việc, cộng tác viên bán hàng, người sáng tạo nội dung, gia sư, phục vụ nhà hàng tiệc cưới, nhân viên chăm sóc khách hàng online,...

Độ tuổi

Có 2 nhóm độ tuổi lao động thời vụ cụ thể:

+ Lao động từ 15 - dưới 18 tuổi có người đại diện hợp pháp;

+ Lao động trên 18 tuổi.

Giấy tờ 

Người lao động thời vụ không nhất thiết có đầy đủ hồ sơ, chỉ cần có CCCD/ CMND/ hộ chiếu là có thể xin việc tại tổ chức hoặc công ty.

Sự đa dạng đối tượng làm việc trong các công việc thời vụ mô tả cụ thể như sau:

  • Học sinh, sinh viên đang trong thời gian nghỉ hè, hoặc thời gian học cố định một buổi muốn tìm việc thời vụ cho buổi còn lại.

    Một số công việc phù hợp với học sinh, sinh viên như: Phục vụ nhà hàng tiệc cưới, nhân viên bán hàng, tiếp thị sản phẩm, phát tờ rơi, người dẫn chương trình, gia sư,...
  • Người làm công việc văn phòng có thời gian trống vào chiều tối phù hợp với các công việc như: Viết nội dung tại nhà, thiết kế bản vẽ, sáng tạo nội dung, chăm sóc khách hàng online, …

  • Người có giới hạn về bằng cấp, tín chỉ kỹ năng cần tìm công việc có thu nhập nhanh, không đòi hỏi kinh nghiệm. Một số công việc phù hợp với đối tượng này như nhân viên bán hàng, tài xế giao hàng, bảo vệ, nhân viên kho bãi, kiểm tra hàng hóa,...

  • Người lớn tuổi cần tìm công việc trang trải chi phí, không đòi hỏi thời gian làm việc lâu và nặng nhọc. Những đối tượng này thích hợp với các công việc như: Giúp việc, bán vé số, phụ bán hàng, bảo vệ,...

1.4 Mức lương của công việc làm thời vụ theo từng khu vực

Mức lương của người làm việc thời vụ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

>> Xem chi tiết: Mức lương tối thiểu vùng ở 63 tỉnh, thành từ 01/7/2024

Mức lương tối thiểu tính theo giờ của người lao động không được thấp hơn mức lương trên theo quy định của Bộ lao động.

Cũng theo Phụ lục của Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định danh mục địa bàn các vùng áp dụng từ ngày 1/7/2024.

làm thời vụ là gì
Hợp đồng lao động thời vụ được giao kết bằng nhiều hình thức (Ảnh minh hoạ)

Có 3 loại hình thức hợp đồng lao động thời vụ: Bằng văn bản, bằng thông điệp dữ liệu và bằng lời nói.

Những trường hợp cần hợp đồng lao động bằng văn bản và thông điệp dữ liệu:

  • Làm việc từ trên 1 tháng

  • Người làm việc dưới 15 tuổi

  • Người làm công việc giúp việc

  • Người lao động thông qua người ủy quyền, người giám hộ hợp pháp

Những trường hợp còn lại có thể giao kết hợp đồng lao động theo hình thức lời nói.

Thời gian ký kết hợp đồng lao động theo thỏa thuận của hai bên và không được vượt quá 36 tháng

Người lao động từ 1 tháng trở nên được tham gia BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Người lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc tham gia BHYT theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm 2013.

Theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, quy định số giờ làm tiêu chuẩn như sau:

“1. Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ.

2. Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:

a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.

b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.

3. Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ”.

Theo Thông tư 18/2021, hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.

Lưu ý: Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nêu trên áp dụng cho người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm công việc sau: Sản xuất có tính thời vụ trong ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được; Gia công hàng theo đơn đặt hàng, bị phụ thuộc vào thời điểm chủ hàng yêu cầu.

làm thời vụ là gì
Nhiều tổ chức, công ty tăng cường thực hiện phổ cập kiến thức, văn hóa cho lao động thời vụ (Ảnh minh hoạ)

Người làm thời vụ có thể làm nhiều công việc thời vụ khác nhau hoặc đã có một công việc hành chính khác trước đó. Ngoài yếu tố phù hợp với sở trường, vấn đề thời gian cũng là tiêu chí hàng đầu để người lao động lựa chọn một công việc thời vụ phù hợp.

Công việc thời vụ mang tính ngắt quãng giúp cho người lao động chủ động thời gian cho bản thân, cân bằng giữa việc nghỉ ngơi, giải trí, thời gian cho gia đình và bạn bè.

Kiếm thêm thu nhập là mục đích lớn nhất của đa phần người lao động thời vụ. Mức lương của người lao động thời vụ cao hơn so với lao động chính thức tính theo giờ, tìm kiếm dễ dàng theo nhu cầu người lao động.

Tích lũy kỹ năng mềm

Học sinh, sinh viên và những người đã có công việc chính thức thường là nhóm đối tượng lựa chọn công việc thời vụ với mục đích nâng cao kỹ năng mềm. Việc lựa chọn được một công việc thời vụ thích hợp với ngành nghề là “bài tập về nhà” hiệu quả.

Đa phần công việc thời vụ có thời gian làm việc 3,4 ngày/ tuần và 3,4 giờ/ ngày nên người lao động thường nhận lương theo hình thức “tiền tươi” tức nhận lương ngay sau khi làm.

Người lao động thời vụ có chi phí tạm thời chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày, xoay sở các chi phí khác khi chưa đến kỳ nhận lương của công việc hành chính.

Tuy nhiên, việc có thu nhập nhanh chóng và không ổn định thường tạo cho người lao động chủ quan trong việc kiểm soát chi tiêu cá nhân dẫn đến thâm hụt khi tiêu, ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu và kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý là vô cùng quan trọng.

Một lý do khác khiến người lao động chọn công việc thời vụ là không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và bằng cấp.

Một học sinh, sinh viên chưa ra trường đến người lớn tuổi đều có thể chọn được một công việc thời vụ phù hợp.

Một số công việc không cần bằng cấp, ỹ năng có thể kể đến như: Giữ trẻ theo giờ, giúp việc, bảo vệ, người giao hàng, người phụ bán hàng, lao công,...

Cuồng quay kinh tế càng phát triển, khối lượng công việc tăng cao thì nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ càng dồi dào.Nhiều công ty, tổ chức lợi dụng điểm này để gây ra những hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật đối với người lao động thời vụ để trục lợi cá nhân.

Người lao động cần tìm hiểu thông tin thật chi tiết về tổ chức, công ty tuyển dụng. Cần cân nhắc và tìm kiếm một công việc khác phù hợp nếu phát hiện những thông tin không rõ ràng, thông tin lừa đảo, khiếu nại, các phản hồi không tích cực về tổ chức, công ty tuyển dụng.

Những công việc thời vụ thường yêu cầu hồ sơ, giấy tờ làm việc đơn giản, thường là giấy tờ bản sao (Có thể có công chứng hoặc không). Nếu công ty, tổ chức tuyển dụng yêu cầu giấy tờ gốc chứng tỏ có thể bạn rơi vào trường hợp lừa đảo.

Những tổ chức, công ty này dùng giấy tờ cá nhân của người lao động cầm cố, đứng tên bất hợp pháp (đứng tên giấy tờ, tài khoản ngân hàng...) hoặc bắt buộc người lao động mua sản phẩm công ty để chuộc lại giấy tờ gốc,...

Việc làm thời vụ không được hưởng quyền lợi dài hạn của lao động chính thức, và thường nhận lương trong ngày, do đó việc đặt cọc trước khi nhận việc là hoàn toàn bất hợp lý. Người lao động nên hỏi rõ thông tin này trước khi nộp đơn xin việc và giao kết hợp đồng thời vụ.

Việc nắm rõ thông tin giấy giờ yêu cầu từ nhà tuyển dụng và đặt cọc khi phỏng vấn xin việc là cần thiết nhằm giúp người lao động tránh được những trường hợp lừa đảo và đưa ra quyết định đúng thời điểm.

Hãy lưu ý, thu nhập luôn đi đôi với yêu cầu công việc, có nghĩa là thu nhập càng cao đòi hỏi công việc càng cần nhiều kĩ năng và kinh nghiệm. Khi bắt gặp thông tin tuyển dụng thời vụ lương cao bất thường cần đặt biệt tìm kiểu kĩ loại công việc, thời gian và yêu cầu công việc để đưa ra quyết định chính xác.

Giam giữ lương và đóng phí những khoản không chính đáng là một trong số những trường hợp xảy ra với người lao động thời vụ. Thông thường, công việc thời vụ không bị ràng buộc lợi ích quá lớn với công ty, tổ chức chính vì thế việc giữ lương và đóng thêm các khoản phí là điều bất hợp lý.

Đây cũng là một lưu ý mà người lao động cần thêm vào khi phỏng vấn xin việc để không xảy ra phát sinh ngoài mong muốn và bảo vệ quyền lợi cá nhân.

Lời kết: Bài viết trên chứa đầy đủ các thông tin về làm thời vụ là gì và quyền lợi của lao động thời vụ theo quy định.

Thông qua bài viết, hi vọng người lao động có cách nhìn đúng đắn, có sự chuẩn bị cần thiết trước khi xin việc, hiểu rõ quyền lợi của lao động thời vụ và tìm kiếm được một công việc thời vụ phù hợp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?