Nở rộ chiêu lừa "làm giả bill chuyển khoản": Tìm hiểu ngay để không mắc bẫy

Lợi dụng thanh toán trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, các đối tượng xấu đã làm giả hóa đơn chuyển tiền sau đó chiếm đoạt tài sản. Cụ thể chiêu lừa làm giả bill chuyển khoản thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của LuatVietnam.

1. Tràn lan dịch vụ làm giả bill chuyển khoản

Với sự phát triển của công nghệ 4.0, thanh toán trực tuyến hiện nay đang được nhiều người lựa chọn. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có làm giả bill chuyển khoản để lừa mua hàng, chuyển tiền.

Cụ thể, các đối tượng đã làm giả các hóa đơn xác nhận giao dịch của các ngân hàng lớn để chuyển tiền qua ngân hàng điện tử (Intrenet Banking), sau đó chuyển cho nạn để để lừa mua hàng thanh toán.

Với chiêu thức lừa đảo này, đã có không ít người dính bẫy mà giao hàng, đưa tiền mặt, chấp nhận thanh toán… cho đối tượng lừa đảo còn mình thì không nhận được tiền chuyển khoản. Chiêu trò này thường được áp dụng trong các giao dịch mua bán hàng hóa, vay tiền, đổi tiền mặt…

Điều đáng nói ở đây là sự hoạt động công khai của các dịch vụ làm giả bill chuyển tiền. Chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa “Fake Bill Chuyển Khoản Ngân Hàng” hay “Fake Bill” sẽ cho ra hàng loạt kết quả là các hội nhóm, tài khoản công khai làm giả hóa đơn chuyển tiền ngân hàng. Bởi vậy, thủ đoạn lừa đảo này sẽ ngày càng trở nên phổ biến và “lộng hành”.

Dịch vụ làm giả bill tràn lan trên các mạng xã hội (Ảnh minh họa)

2. Một số lưu ý để phòng tránh lừa đảo

Trước chiêu trò lừa đảo ngày một tinh vi này, để không mắc bẫy lừa đảo, người dân cần lưu ý:

- Trường hợp thanh toán, giao dịch trực tuyến qua internet banking cần chú ý kỹ biên lai chuyển khoản, chỉ khi tiền đã vào tài khoản của mình mới tiếp tục các giao dịch khác.

- Nhận biết thông qua địa chỉ website ở phía cuối bill chuyển khoản, thông thường tên website lừa đảo sẽ là nhưng tên lạ hoặc chứa các ký tự lạ. Người dùng cần cân nhắc, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện theo yêu cầu của bên kia.

- Cần chắc chắn rằng tài khoản của mình đã nhận đủ tiền trước khi thực hiện các giao dịch tiếp theo…

- Khi nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, cần liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ, cung cấp thông tin.

Một số lưu ý để phòng tránh lừa đảo (Ảnh minh họa)

3. Bị lừa đảo làm thế nào để lấy lại tiền?

Đầu tiên, nạn nhân cần thu thập tất cả các thông tin như: Nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản, biên lai thu tiền… để làm chứng cứ tố giác tội phạm.

Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết. Hồ sơ tố giác gồm:

Đơn trình báo công an;

- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Bên cạnh đó, bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Trên đây là một số thông tin về chiêu lừa "làm giả bill chuyển khoản". Mọi vấn đề còn vướng mắc liên quan đến bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?