Lãi suất điều hành là gì? Mức lãi suất điều hành mới nhất 2024

Lãi suất điều hành là thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành tài chính. Vậy lãi suất điều hành là gì, cơ chế hoạt động ra sao, mức lãi suất 2024 có gì thay đổi? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Lãi suất điều hành là gì?

1.1 Khái niệm

Lãi suất điều hành là những công cụ, chính sách mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng để điều tiết hoạt động tài chính và tác động đến nền kinh tế nhằm mục đích ổn định, tăng trưởng và phát triển.

Lãi suất điều hành là gì?
Lãi suất điều hành là gì? (Ảnh minh hoạ)

1.2 5 loại lãi suất điều hành cơ bản

Ngân hàng Nhà nước sử dụng những loại lãi suất điều hành sau để tác động đến nền kinh tế trong từng thời kỳ:

  • Lãi suất thị trường mở (Lãi suất OMO)

Nghiệp vụ thị trường mở là việc mua bán giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (được Nhà nước công nhận là thành viên thị trường mở) để kiểm soát lượng cung tiền tệ trong thị trường.

Lãi suất thị trường mở là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố trong các giao dịch mua bán nêu trên. Đây là lãi suất có tỷ lệ % cao và khá linh hoạt, đồng thời là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực thi các chính sách tiền tệ.

Bằng việc thay đổi mức lãi suất thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước có thể tác động đến lượng mua bán của các ngân hàng thành viên. Việc mua bán có thể là các giao dịch mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn.

  • Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trong từng thời kỳ và áp dụng cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở xác định lãi suất kinh doanh. Căn cứ mức lãi suất này các tổ chức tín dụng đưa ra mức lãi suất huy động, cho vay phù hợp đối với khách hàng của mình.

Lãi suất cơ bản tác động đến lãi suất các ngân hàng thương mại
Lãi suất cơ bản tác động đến lãi suất các ngân hàng thương mại (Ảnh minh hoạ)

Ngân hàng Nhà nước xác định mức lãi suất này căn cứ vào các yếu tố như: lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, xu hướng biến động cung cầu, tình hình kinh tế - lạm phát…

Lãi suất cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng và tác động rất lớn đến lãi suất của các tổ chức tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng.

  • Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các khoản vay của các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn.

Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ này để điều tiết lượng cung tiền tệ thông qua việc tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu trong những thời điểm nhất định.

Ngân hàng thương mại thường so sánh mức lãi suất này với lãi suất thị trường để điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Nếu mức lãi suất này thấp hơn lãi suất thị trường thì các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ cho vay và đẩy tỷ lệ dự trữ gần sát với mức bắt buộc (tăng cung tiền).

Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ cao hơn mức bắt buộc (giảm cung tiền).

Lãi suất chiết khấu là một công cụ điều hành lãi suất hữu hiệu của NHNN
Lãi suất chiết khấu là một công cụ điều hành lãi suất hữu hiệu của NHNN (Ảnh minh hoạ)
  • Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất được sử dụng trong các nghiệp vụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng. Các hình thức tái cấp vốn gồm: cho vay đảm bảo bằng giấy tờ có giá ngắn hạn, chiết khấu/tái chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay lại các khoản tín dụng và các hình thức tái cấp vốn khác.

  • Lãi suất dự trữ bắt buộc

Các ngân hàng thương mại sẽ phải duy trì lượng tiền dự trữ tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Trường hợp hợp mức dự trữ lớn hơn mức tối thiểu này, ngân hàng thương mại sẽ được trả một mức lãi suất đối với số tiền chênh lệch. Mức lãi suất này chính là lãi suất dự trữ bắt buộc.

2. Cơ chế hoạt động của lãi suất điều hành

Lãi suất điều hành là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua lãi suất này mà Nhà nước có thể tác động đến mọi đối tượng trong nền kinh tế với cơ chế dẫn truyền.

Khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại sẽ là đối tượng bị tác động đầu tiên. Các ngân hàng sẽ phải điều chỉnh mức lãi suất huy động, cho vay cũng như định hướng kinh doanh của mình để phù hợp với quy định và đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Tiếp theo đó, khi lãi suất của ngân hàng thương mại thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… Ngoài ra, điều này cũng tác động đến hoạt động đầu tư, tiêu dùng hay tiết kiệm của người dân.

Cơ chế điều hành lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ
Cơ chế điều hành lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ (Ảnh minh hoạ)

Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất điều hành. Khi lãi suất tăng sẽ giảm tốc độ tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, giảm hoạt động đầu tư, tiêu dùng và kích thích tiết kiệm.

Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển chậm lại, để kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ giảm lãi suất điều hành. Lãi suất điều hành được sử dụng như van đóng mở, điều tiết sự tăng trưởng kinh tế giúp ổn định hơn.

 3. 3 tác động quan trọng của lãi suất điều hành cần biết

Sự thay đổi nhỏ nào của lãi suất điều hành cũng đều tác động đến hoạt động kinh tế xã hội của một quốc gia. Dưới đây là 3 tác động quan trọng của lãi suất điều hành.

3.1 Kiểm soát lạm phát

Vai trò quan trọng phải kể đến đầu tiên của lãi suất điều hành đó là kiểm soát lạm phát. Đây cũng là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện chính sách tiền tệ.

Lạm phát hay giảm phát đều có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Do đó, việc duy trì lạm phát dương ở mức vừa phải tốt nhất.

Khi lạm phát tăng đồng nghĩa với đồng tiền mất giá, các khoản tiết kiệm của người dân và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm giá trị. Lúc này, việc tăng lãi suất sẽ giúp kiềm chế sự mất giá của đồng tiền, giảm tỷ lệ lạm phát.

Tăng lãi suất điều hành giúp giảm lạm phát
Tăng lãi suất điều hành giúp giảm lạm phát (Ảnh minh hoạ)

3.2 Điều tiết nền kinh tế

Khi nền kinh tế quốc gia bị suy thoái, gặp khó khăn, Nhà nước có thể giảm lãi suất điều hành để kích thích nền kinh tế phát triển trở lại. Ngược lại, trong trường hợp nền kinh tế phát triển quá nóng, Nhà nước sẽ tăng lãi suất điều hành để kiềm chế đà tăng trưởng.

Như vậy, lãi suất điều hành là công cụ hỗ trợ Nhà nước hiện thực hoá chính sách quản lý trong từng thời kỳ, từ đó điều tiết nền kinh tế phát triển đúng hướng.

3.3 Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và sự tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Trong ngắn hạn, thất nghiệp và lạm phát có quan hệ tỷ lệ nghịch. Ngược lại, trong dài hạn thất nghiệp và lạm phát lại có quan hệ tỷ lệ thuận. Do đó, với vai trò kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế, lãi suất điều hành cũng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát có tác động qua lại
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát có tác động qua lại (Ảnh minh hoạ)

4. Mức lãi suất điều hành đang áp dụng hiện nay

Lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước thay đổi linh hoạt trong từng thời kỳ để đáp ứng nhu cầu quản lý và điều tiết kinh tế. Mức lãi suất điều hành đang áp dụng hiện nay như sau:

Loại lãi suất điều hành

Mức lãi suất đang áp dụng

Số Quyết định

Lãi suất tái cấp vốn

4,5%/năm

1123/QĐ-NHNN ngày 16/6/2023 hiệu lực ngày 19/6/2023

Lãi suất tái chiết khấu

3,0%/năm

Lãi suất cho vay qua đêm/cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ

5,0%/năm

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng

0,5%/năm

1124/QĐ-NHNN ngày 16/6/2023 hiệu lực ngày 19/6/2023

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng

4,75%/năm

Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

5,25%/năm

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam

4,0%/năm

1125/QĐ-NHNN ngày 16/6/2023 hiệu lực ngày 19/6/2023

Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam

5,0%/năm

Lãi suất tiền gửi bằng VND của KBNN

0,5%/năm

557/QĐ-NHNN ngày 31/3/2023 hiệu lực ngày 03/4/2023

Lãi suất tiền gửi bằng USD của KBNN

0%/năm

Lãi suất tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

0,5%/năm

Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN

0,5%/năm

578/QĐ-NHNN ngày 31/3/2023 hiệu lực ngày 03/4/2023

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ lãi suất điều hành là gì, vai trò và ý nghĩa của lãi suất điều hành đối với nền kinh tế. Hy vọng những bài viết tiếp theo sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị hơn nữa.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá hiện đang được lấy ý kiến công khai, dự kiến đưa vào áp dụng từ 01/7/2024. Sau đây là 04 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023.

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng là yếu tố bắt buộc cần có của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cũng có mã vùng Việt Nam và các tỉnh thành khác nhau cũng sẽ có mã vùng điện thoại khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về mã vùng Việt Nam và bảng mã vùng của 63 tỉnh thành mới nhất