Các kỹ năng pháp chế doanh nghiệp cần có

Một chuyên viên pháp chế doanh nghiệp đương nhiên cần có kỹ năng pháp chế doanh nghiệp cơ bản để có thể đảm nhiệm, đáp ứng yêu cầu công việc. Theo đó, không thể không kể đến các yêu cầu sau:

1. Tư cách đạo đức

Không riêng gì pháp chế doanh nghiệp mà bất kỳ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi người thực hiện công việc phải có tư cách đạo đức tốt, ứng xử chuyên nghiệp với khách hàng, đối tác của mình…

Nghề pháp chế doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh khắt khe về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như nghề luật sư, tuy nhiên, pháp chế doanh nghiệp là công việc thuộc ngành luật nên càng phải tuân thủ, thực hiện đúng các quy định của pháp luật liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.

Và người làm pháp chế doanh nghiệp thường xuyên tham gia vào các công việc liên quan đến giao kết, thực hiện các hợp đồng, dự án, hoạt động kinh doanh, xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định về bảo mật, kiểm soát thông tin, chống gian lận nên:

Người làm pháp chế phải trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, trung thực với công việc, tuân thủ đầy đủ và trách nhiệm đối với các điều khoản bảo mật.

Tuy nhiên, việc trung thực, trung thành, bảo mật cũng chỉ dừng lại ở giới hạn quy định pháp luật cho phép. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo đúng quy định pháp luật, người làm pháp chế phải khai báo, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.

Kỹ năng pháp chế doanh nghiệp cần có (Ảnh minh họa)

2. Kiến thức chuyên môn

Đương nhiên khi muốn trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp bạn phải có kiến thức chuyên môn. Theo đó, người làm pháp chế doanh nghiệp cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản của pháp luật theo tiêu chuẩn đào tạo ngành Luật của các trường đại học.

Cụ thể là kiến thức luật về doanh nghiệp, thuế, hợp đồng, tài sản… Đồng thời, cũng phải nắm rõ hệ thống các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, gồm các điều luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện thủ tục pháp lý.

Doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nghề nào thì người làm pháp chế phải am hiểu các quy định pháp luật cụ thể về ngành nghề đó.

3. Kỹ năng làm việc

3.1. Kỹ năng tư vấn pháp luật

Đây là công việc phổ biến và thường xuyên của người làm pháp chế doanh nghiệp nên bạn cần luyện tập nó thật tốt.

Đầu tiên, cần phải chú ý đến kỹ năng giao tiếp của bản thân, đảm bảo truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu, đầy đủ, không lan man, dài dòng.

Để tư vấn pháp luật tốt, phải nắm rõ các điều luật để tư vấn một cách chính xác.

3.2. Kỹ năng soạn thảo văn bản

Đặc trưng của pháp luật và các điều lệ đó chính là sự rắc rối, khó hiểu. Do đó, người làm pháp chế doanh nghiệp cần có kỹ năng soạn thảo văn bản một cách dễ hiểu, cô đọng.

Bởi vì, các bên liên quan như doanh nghiệp, khách hàng, đối tác không phải ai cũng có thể nắm hết được các điều khoản, điều luật nên người làm pháp chế phải đơn giản hóa điều đó.

3.3. Kỹ năng đàm phán hợp đồng

Khi đàm phán hợp đồng cần tìm hiểu rõ giao dịch và thỏa thuận giữa các bên, hiểu các vấn đề pháp lý có liên quan đến giao dịch, nắm được mục tiêu doanh nghiệp mình cần đạt được là gì và đối tác cần điều gì khi đàm phán, biết luật sư đối phương để chuẩn bị đầy đủ tâm lý.

Khi đàm phán cũng cần bình tĩnh, lắng nghe đầy đủ các ý kiến, cẩn thận ghi nhớ/ghi chép để tìm ra luận điểm phù hợp, thuyết phục nhất.

3.4. Kỹ năng tư vấn nội bộ

Gồm kỹ năng xây dựng các văn bản quy chế nội bộ trong doanh nghiệp như: quy trình, quy định, quy chế…

Để việc điều hành, quản lý doanh nghiệp được hiệu quả, có trật tự, đi đúng với pháp luật hiện hành thì người làm pháp chế doanh nghiệp phải có đầu óc biết xây dựng văn bản chế độ phù hợp, chắc chắn, không có kẽ hở, đảm bảo hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.

3.5. Kỹ năng triển khai, kiểm soát, báo cáo công việc

Để đảm bảo hoàn thành tốt và đầy đủ mọi công việc về mặt pháp lý của doanh nghiệp thì người làm pháp lý doanh nghiệp chắc chắn phải có kỹ năng lập kế hoạch tốt.

Đặc biệt tại các thời điểm doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề rắc rối liên quan, nếu không biết cách sắp xếp, tổ chức công việc tốt thì bạn khó mà hoàn thành hết những nhiệm vụ pháp chế.

3.6. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đã được nhấn mạnh ngay từ đầu bài viết, đây là kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng đối với việc tư vấn pháp lý và đàm phán trong các cuộc tranh chấp.

Người làm pháp chế phải là người biết cách lắng nghe, mềm mỏng, cứng rắn đúng chỗ, đúng lúc, đúng đối tượng để đảm bảo truyền đạt thông tin hiệu quả.

3.7. Kỹ năng ngoại ngữ và tin học

Đối với vị trí pháp chế doanh nghiệp thì bạn sẽ cần đến ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh khi giải quyết các vấn đề với đối tượng là người nước ngoài. Nếu làm tại các doanh nghiệp đa quốc gia thì tiếng Anh là điều kiện bắt buộc. Bên cạnh đó, bạn cũng phải có kỹ năng tin học văn phòng để soạn thảo các văn bản cần thiết liên quan đến pháp chế…

Tham gia các khóa học pháp chế cũng là một cách để rèn luyện kỹ năng đối với sinh viên mới ra trường, người mới đi làm, khóa học pháp chế doanh nghiệp chuyên sâu do Học viện đào tạo Pháp chế ICA – do LuatVietnam đồng hành tổ chức là một nơi bạn có thể tham khảo.

Liên hệ: 

Fanpage: https://www.facebook.com/phapche.edu.vn

Website: https://phapche.edu.vn/

Hotline: 0564.646.646

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?