Kinh doanh thương mại là gì? Các ngành nghề trong kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là một trong những ngành của lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên vẫn có nhiều người còn mơ hồ về khái niệm này. Vậy kinh doanh thương mại là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

1. Kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại (tiếng anh gọi là Commercial Business) là một ngành nghề học chuyên sâu về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của thương mại nội địa và quốc tế gồm các lĩnh vực như: marketing, phân tích tài chính, quản lý bán hàng, thị trường,...

Ngoài ra, bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, bạn còn được rèn luyện thêm kỹ năng mềm hữu ích cho tương lai như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng quản lý và điều hành,...

Cách đào tạo của ngành này này cũng tương đối khắc nghiệt. Kinh doanh thương mại đòi hỏi sinh viên phải có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt; có kỹ năng hoạch định, nghiên cứu chiến lược và chính sách thương mại trong lĩnh vực ngoại thương, thương mại; trang bị cho mình các kiến thức cơ bản hoặc chuyên sâu về kinh tế xã hội, thương mại.

Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc cho các cơ sở, tổ chức của các thành phần kinh tế khác nhau; các công ty, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, công ty sản xuất và công ty nhập khẩu.

Kinh doanh thương mại là gì

Kinh doanh thương mại là ngành học chuyên sâu về các kiến thức thương mại (Ảnh minh họa)

2. Học kinh doanh thương mại là học những gì?

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm kinh doanh thương mại là gì, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu khi học ngành này, sinh viên sẽ học những gì nhé!

Các sinh viên theo học ngành kinh doanh thương mại sẽ có cơ hội tiếp cận các kiến thức về nghiên cứu thị trường, các hoạt động kinh doanh, bán hàng, chiêu thị, nghiệp vụ bán hàng, PR, Marketing, lên kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính,... Và các kỹ năng thiết yếu như giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc online, kỹ năng sàng lọc thông tin,....

Cụ thể, các sinh viên kinh doanh thương mại sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu đó thông qua một số môn học như:

  • Quản trị học

  • Marketing

  • Nghiệp vụ ngoại thương

  • Kinh tế đối ngoại

  • Luật vận tải và bảo hiểm

  • Nghiệp vụ bán hàng

  • Các kiến thức về luật thương mại

3. Người học kinh doanh thương mại ra làm gì?

Ta có thể dễ dàng nhận thấy kinh doanh thương mại là một trong những ngày “hot” hiện nay bởi hầu hết cử nhân tốt nghiệp ngành này đều có công việc ổn định, mức lương phù hợp lý. Đặc biệt, đây là ngành nghề gắn liền với sự phát triển liên tục hiện nay các các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

kinh doanh thương mại là gì

Kinh doanh thương mại đang là một ngành nghề phổ biến do cơ hội việc làm ổn định và mức lương (Ảnh minh họa)

Chắc hẳn, những ai quan tâm đến ngành này sẽ thắc mắc cơ hội của ngành kinh doanh thương mại là gì. Sau đây là một số vị trí nghề nghiệp của ngành này cho bạn tham khảo:

Chuyên viên vị trí dịch vụ khách hàng

  • Khai thác, tìm hiểu thông tin, nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

  • Tư vấn cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ.

  • Bán hàng và tư vấn các danh mục sản phẩm, dịch vụ của công ty cho khách hàng.

  • Đóng góp và giám sát các chương trình chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và độ hài lòng của khách hàng.

Quản lý xuất nhập kho

  • Chịu trách nhiệm quản lý kho không bị thất thoát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình lưu kho.

  • Theo dõi, giám sát tình hình xuất, nhập, tồn hàng, vật tư của kho, các thiết bị của công ty.

  • Kiểm tra thẻ kho của bộ phận kho, đảm bảo chính xác số lượng xuất nhập hàng của bộ phận kho với kế toán.

  • Làm báo cáo tồn kho, báo cáo xuất - nhập - tồn kho,...

Chuyên viên xuất - nhập khẩu

  • Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động xuất - nhập khẩu của công ty

  • Chịu trách nhiệm về các thủ tục, chứng từ xuất - nhập khẩu hàng hóa như: bộ chứng từ xuất - nhập khẩu, hợp đồng mua bán, các thủ tục chuyển giao,...

  • Tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu các hồ sơ hàng hóa xuất - nhập khẩu có đúng số lượng trong quá trình làm hồ sơ thông quan tại cửa khẩu.

  • Đại diện cho công ty tham dự các buổi họp với hải quan, phân loại thuế quan

  • Theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, không ngừng cập nhật những đổi mới trong luật và quy định xuất nhập khẩu.

  • Tư vấn các vấn đề về thủ tục hải quan, yêu cầu bảo hiểm và các vấn đề về hải quan khác cho công ty.

Chuyên viên thu mua

  • Cung ứng các nhu cầu về mua hàng hóa của công ty

  • Thông qua việc quản trị các doanh mục cung ứng, kiểm soát các nguồn cung, ứng hàng hóa, giá cả,...

  • Lập kế hoạch cung ứng, giám sát tiến trình giao hàng, chất lượng của hàng hóa, số lượng hàng hóa giao theo kế hoạch.

  • Thương lượng các điều khoản mua hàng sao cho có lợi cho công ty nhất.

Quản lý kinh doanh

  • Lên các kế hoạch, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty, đảm bảo thực hiện và đạt được các mục tiêu được đề ra trong kế hoạch.

  • Quản lý nhân viên, đồng thời đào tạo để phát triển đội ngũ nhân viên.

  • Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường, từ đó có thể đề xuất các chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển của công ty.

  • Xây dựng và tiến hành các hoạt động marketing phát triển thương hiệu, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh đó còn có một số cơ hội nghề nghiệp khác như:

  • Chuyên viên sales

  • Nhân viên kinh doanh forwarder

  • Nhân viên kinh doanh logistic

  • Nhân viên kinh doanh hàng không

4. Mức lương ngành kinh doanh thương mại hiện tại

Mức lương ngành kinh doanh thương mại đối với người mới bắt đầu tương đối ổn. Có 3 cấp độ lương cơ bản như sau:

  • Sinh viên mới ra trường: sinh viên vừa tốt nghiệp thuộc nhóm đối tượng chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ năng chuyên môn. Đối tượng này cần có thời gian được đào tạo và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người cũ, vậy nên mức lương khởi điểm sẽ từ 6 đến 9 triệu đồng/ tháng.

  • Nhân viên kinh doanh: Vì đã có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm rồi nên mức lương của đối tượng này sẽ giao động từ 9 đến 14 triệu đồng/ tháng.

  • Nhân viên cao cấp: Đối tượng này có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm dồi giàu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cùng với năng lực quản lý, mức lương sẽ cao hơn cụ thể từ 20 đến 25 triệu đồng/tháng.

kinh doanh thương mại là gì
Có 3 cấp độ lương cơ bản của ngành kinh doanh thương mại (Ảnh minh họa)

5. Ngành kinh doanh thương mại học trường nào?

Khi đã xác định được đây là chuyên ngành mình theo đuổi, việc tiếp theo bạn cần làm là lựa chọn một môi trường đào tạo thật tốt. Sau đây là tổng hợp những trường đại học trong nước chất lượng đào tạo kinh doanh thương mại:

  • Trường Đại học ngoại thương Hà Nội và TP.HCM

  • Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

  • Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

  • Trường Đại học Quốc Tế RMIT

  • Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM

  • Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM

  • Trường Đại học Thương Mại

  • Trường Đại học Mở

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ngôi trường quốc tế nổi tiếng đào tạo chuyên ngành này chẳng hạn như:

  • Trường Đại học Oxford, Anh

  • Trường Đại học Cambridge, Anh

  • Trường Đại học Havard, Hoa Kỳ

  • Trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ

  • Trường Đại học Neww York, Hoa Kỳ

  • Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ

Trên đây là tổng hợp thông tin về khái niệm kinh doanh thương mại là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích bạn trong quá trình hướng nghiệp. Nếu còn thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Lợi dụng việc chuẩn hóa thông tin thuê bao đang “sốt” những ngày gần đây, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng chiều trò gọi điện/nhắn tin để mời chuẩn hóa thông tin thuê bao sau đó chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tài sản. Do đó, người dân cần cảnh giác số điện thoại lạ mời chuẩn hóa thông tin.