Kiến trúc thượng tầng là gì? Phân biệt với cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng là gì? Có khác gì với cơ sở hạ tầng? Đây là những câu hỏi thường được nhắc đến trong các lĩnh vực. Đây cũng là một phạm trù kiến thức rất khó để có thể tiếp cận bằng phương pháp học thông thường. Do đó, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm đó thông qua bài viết sau đây!

1. Kiến trúc thượng tầng là gì?

Có thể hiểu kiến trúc thượng tầng theo một cách khái quát đó là toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học, nghệ thuật… tương ứng với những thể chế khác nhau: nhà nước, đảng phái, giáo hội và các đoàn thể… được tạo từ một cơ sở hạ tầng nhất định.

Kiến trúc thượng tầng chính là những hiện tượng xã hội, thể hiện khái quát đời sống tinh thần của xã hội, là một bộ mặt tinh thần và tư tưởng của hình thái kinh tế - xã hội. Cùng với các bộ phận khác của xã hội, đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành cơ cấu hoàn chỉnh của các hình thái kinh tế - xã hội.

Mỗi một hình thái khác nhau thuộc kiến trúc hạ tầng khi ra đời đều đóng một vai trò nhất định trong việc tạo tư tưởng xã hội cũng như là bộ mặt tinh thần của một cơ sở hạ tầng đó. Song song với đó, tất cả các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đều liên quan chặt chẽ với cơ sở hạ tầng trong từng hoàn cảnh nhất định.

Trong một xã hội sẽ phản ánh nền kinh tế của kiến trúc thượng tầng phát triển như thế nào. Và nhà nước cũng phản ánh thể chế chính trị của nhà nước đó. Bên cạnh đó có thể tồn tại những yếu tố mang tính đối lập trong tư tưởng, quan điểm và tổ chức chính trị trong nội bộ các các giai cấp bị trị.

Kiến trúc thượng tầng là gì?
Kiến trúc thượng tầng là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Đặc điểm và vai trò của kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng, có thể nói đây là một phạm trù quan trọng của Triết học, giúp ta hiểu rõ hơn về cấu trúc của một xã hội và những yếu tố tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của xã hội đó. Sau đây là một số đặc điểm nổi bật và vai trò của kiến trúc thượng tầng:

2.1 Đặc điểm chính của kiến trúc thượng tầng

Trong một xã hội luôn có tính chất đối kháng giai cấp, bộ phận có quyền lực tối cao của kiến trúc thượng tầng đó chính là nhà nước. Đây là công cụ tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội về mặt chính trị - pháp lý.

Kiến trúc thượng tầng của một xã hội có kết cấu khá phức tạp, có thể được phân tích từ những góc độ khác nhau của xã hội, qua đó cho thấy được những mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng.

Kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp thì mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng được biểu hiện rõ ràng nhất ở sự đối lập về quan điểm chính trị, tư tưởng hay các cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng đó trong xã hội.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm, quy luật phát triển riêng biệt, nhưng nó không tồn tại một cách rời rạc mà có sự tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời góp phần phản ánh ngược lại cơ sở hạ tầng.

Song không phải tất cả các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đều liên quan với nhau và đối với cơ sở hạ tầng của nó. Một số yếu tố khác như: Chính trị, pháp luật có mối quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, nhưng những yếu tố như: Triết học, tôn giáo, nghệ thuật thì chỉ quan hệ gián tiếp với nhau mà thôi.

2.2 Kiến trúc thượng tầng giữ vai trò gì?

Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng khi ra đời đều có vai trò nhất định trong việc hình thành nên bộ mặt tinh thần, tư tưởng của một xã hội nhất định. Song không phải tất cả các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng là đều liên quan với cơ sở hạ tầng của nó.

Chính hệ thống tư tưởng chính trị, pháp quyền cùng với các tổ chức như chính đảng, nhà nước,...đó là những bộ phận quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất và là thành phần quan trọng của kiến trúc thượng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị của xã hội ấy.

Đặc điểm và vai trò của kiến trúc thượng tầng
Đặc điểm và vai trò của kiến trúc thượng tầng (Ảnh minh hoạ)

3. Ví dụ về kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam phát triển theo hai đường lối chính:

  • Thứ nhất, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động và tư tưởng:

Nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ bóc lột, giúp xã hội thoát khỏi nỗi ô nhục của một dân tộc đi làm thuê, bị cầm tù, bị dồn dập và bóc lột. Việt Nam ta hiện nay vẫn đang duy trì nghiêm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng theo kim chỉ nam, sự tiến bộ của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Mọi hành động của Đảng, nhà nước và nhân dân ta đều dựa theo cốt lõi đó, trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống. Nhà nước khuyến khích mọi người dân sống và làm việc theo tư tưởng đạo đức HCM, góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chủ nghĩa xã hội phản ánh đặc trưng và bản chất của GCCN và nhân dân lao động.

  • Thứ hai, xây dựng nhà nước của ta do nhân dân, vì nhân dân:

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chủ trương xây dựng đất nước ta đã đề ra cương lĩnh “xây dựng nhà nước XHCN vì dân, của dân. GCCN và nông dân cùng với tầng lớp trí thức làm nền tảng cốt lõi dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Việc phát triển song song cùng với củng cố những cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và củng cố các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng sẽ giúp điều chỉnh các bộ phận đó trong thể chế xã hội được toàn diện hơn, đồng thời quá trình quá độ trong thời kỳ này cũng dần thích ứng phát triển nhanh hơn.

Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay
Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay (Ảnh minh hoạ)

4. Phân biệt kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng

Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau và được thể hiện rất rõ, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể như sau:

4.1 Sự khác nhau

Cơ sở hạ tầng mang những yếu tố quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng và ngược lại, nội dung - tính chất của kiến trúc thượng tầng cũng chính là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng của nó. Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng phù hợp, nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.

Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì có thế mạnh hơn trong nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như sẽ chiếm vị trí thống trị về chính trị và đời sống văn hóa tinh thần của xã hội.

4.2 Mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi bên. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng sẽ đều tác động đến mỗi cơ sở hạ tầng. Sự tác động ngược trở lại này diễn ra theo hai chiều hướng:

  • Nếu kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ cùng chiều thì sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển.
  • Nếu kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ ngược chiều nhau thì sẽ kìm hãm sự phát triển của chính cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Phân biệt kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng
Phân biệt kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng (Ảnh minh hoạ)

Bài viết trên đây đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin để hiểu được kiến trúc thượng tầng là gì? Qua đó phân biệt được giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng, vận dụng đúng đắn quan điểm của Đảng, chủ nghĩa Mác lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong thực tiễn đời sống.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?