Kiểm tra bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy thế nào? 2024

Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy là hoạt động được thực hiện định kỳ để đảm bảo cho bơm được vận hành ổn định, các bộ phận đều đảm bảo bình thường. Vậy việc kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hiện nay được quy định thế nào?

1. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần

Căn cứ theo tiểu mục 4.1 mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2020/BCA về Trạm bơm nước chữa cháy, quy định về quy trình kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần được thực hiện theo 02 chu trình chính như sau:

*Tiến hành kiểm tra trực quan:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng của nhà bơm

  • Nhiệt độ không được thấp hơn 4,4°C đối với phòng có bơm diesel mà không có bộ là nóng động cơ.

  • Ống thông gió tự do và không bị cản trở.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng hệ thống bơm nước

  • Van dự phòng, đầu ra, đầu hút bơm phải được mở hoàn toàn.

  • Đường ống dẫn không bị rò rỉ.

  • Các thông số đo áp lực đường hút bình thường.

  • Nguồn dự trữ đảm bảo đầy bể.

  • Màn lọc của đầu hút nước không bị che, đặt đúng chỗ.

Bước 3: Kiểm tra tình trạng của hệ thống điện

  • Đèn báo của bộ điều khiển (báo có nguồn) phải đang sáng.

  • Đèn báo công tắc chuyển giao bình thường và đang sáng.

  • Công tắc cô lập đảm bảo đang đóng nguồn dự phòng (khẩn cấp).

  • Đèn báo đảo pha đang được tắt hoặc đèn báo đổi pha bình thường đang được bật.

  • Mức dầu ở trong cửa quan sát dầu của động cơ trục đứng đang ở trạng thái bình thường.

Bước 4: Kiểm tra tình trạng hệ thống của động cơ diesel

  • Bình nhiên liệu đầy đạt ⅔.

  • Công tắc chọn bộ điều khiển ở trạng thái tự động.

  • Thông số của điện áp ở trên ắc quy và thông số của dòng nạp ắc quy bình thường.

  • Đèn báo ắc quy đang được bật hoặc đèn báo sự số của ắc quy đang tắt.

  • Tất cả đèn báo động đều được tắt.

  • Bộ đo thời gian chạy động cơ đảm bảo đang đọc.

  • Mức dầu trên bộ truyền động bánh răng vuông góc bình thường.

  • Mức dầu trên vỏ của động cơ bình thường.

  • Mức nước làm mát đảm bảo bình thường.

  • Mức điện giải ở trong ắc quy bình thường.

  • Vỏ ắc quy đảm bảo không bị ăn mòn.

*Tiến hành kiểm nghiệm:

Bước 1: Kiểm nghiệm hoạt động không tải của máy bơm nước chữa cháy bằng việc khởi động bơm tự động/bằng tay.

  • Bơm điện tối thiểu là: 10 phút/lần/tuần.

  • Bơm diesel tối thiểu là: 30 phút/lần/tuần.

Bước 2: Giám sát trực quan/điều chỉnh như nêu trong danh sách dưới đây khi bơm đang chạy để cho phù hợp.

- Quy trình đối với hệ thống bơm:

  • Ghi nhận thông số của áp lực đầu ra, đầu hút của hệ thống.

  • Kiểm tra độ kín tại các vị trí khớp nối.

  • Điều chỉnh chốt đệm.

  • Kiểm tra độ rung/tiếng ồn bất thường.

  • Kiểm tra nhiệt độ làm việc của hộp bao, ổ trục/vỏ bơm.

  • Ghi nhận áp lực khởi động bơm.

- Quy trình đối với hệ thống điện:

  • Giám sát thời gian cần để động cơ gia tốc đến hết tốc lực.

  • Ghi nhận thời gian bộ điều khiển dừng ở bước đầu (đối với trường hợp khởi động ghi giảm áp/giảm dòng).

  • Ghi nhận thời gian bơm chạy sau khi khởi động (đối với bộ điều khiển dừng tự động).

- Quy trình với hệ thống động cơ diesel:

  • Giám sát thời gian để động cơ khởi động.

  • Giám sát thời gian để động cơ đạt tốc độ vận hành.

  • Định kỳ giám sát số đo áp dụng dầu, chỉ số tốc độ, nước, các thông số về nhiệt độ của dầu khi động cơ vận hành.

  • Ghi nhận những điểm bất thường.

  • Kiểm tra lưu lượng nước lạnh ở trong bộ trao đổi nhiệt.

2. Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng năm thế nào?

Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng năm thế nào?
Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng năm thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo tiểu mục 4.2 mục 4 QCVN 02:2020/BCA, việc kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy định kỳ hàng năm được thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm tra cụm bơm nước chữa cháy dựa trên lưu lượng nước tối thiểu, tối đa, lưu lượng nước định mức của bơm bằng cách kiểm soát lượng nước được được ra qua thiết bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn.

Bước 2: Giám sát trực quan, đo lường, điều chỉnh nêu dưới đây cho phù hợp khi bơm đang vận hành, lưu chuyển nước với tình trạng đầu ra cụ thể như sau:

- Kiểm tra tình trạng không có nước (ngưỡng tối đa): Hoạt động xả nước đối với van xả dòng, van xả áp lực (nếu được lắp đặt) xem đúng hay không và tiếp tục kiểm nghiệm trong vòng 0,5 giờ.

- Kiểm tra từng tình trạng lưu lượng nước: Ghi nhận điện áp, cường độ dòng điện của động cơ điện, tốc độ vơm, thông số đồng thời (tương đối) của áp lực đầu ra, đầu hút và lưu lượng xả của bơm.

Đối với hệ thống lắp đặt có van xả áp lực thì phải giám sát kỹ hoạt động van xả trong mọi tình trạng lưu lượng của nó.

Đối với các hệ thống được lắp đặt có công tắc chuyển giao tự động, phải tiến hành công tác kiểm nghiệm để đảm bảo thiết bị bảo vệ chống quá dòng không hở như:

  • Giả lập 01 tình huống có sự cố điện khi bơm đang đang vận hành mức tải tối đa.

  • Đảm bảo công tắc chuyển giao để chuyển nguồn sang nguồn điện thay thế.

  • Đảm bảo bơm được tiếp tục vận hành mức tải tối đa.

  • Kết thúc tình huống giả lập sự cố để kiểm tra nhằm đảm bảo bơm được kết nối lại với nguồn điện thông thường sau một khoảng trễ.

- Giả lập tình trạng báo động bằng việc kích hoạt mạch báo động tại các vị trí cảm ứng báo động, đảm bảo giám sát hoạt động của tất cả thiết bị báo động cục bộ/từ xa.

3. Đánh giá kết quả kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy dựa trên tiêu chí nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4.3 mục 4 QCVN 02:2020/BCA, việc đánh giá kết quả kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy dựa trên tiêu chí như sau:

*Đối với kết quả kiểm nghiệm, đánh giá phần bơm:

Cụm bơm vẫn hoạt động tốt nếu như thoả mãn một trong các điều kiện dưới đây trong lúc kiểm nghiệm:

  • Kết quả khớp kiệm nghiệm với đường đặc tuyến kiểm thử nghiệm thu thực tế ban đầu khi chưa điều chỉnh.

  • Bơm nước chữa cháy có kết quả đặc tính hiệu suất khớp thông số được ghi trên nhãn tên của bơm chữa cháy.

Nếu bơm giảm hơn 5% áp lực so với đường đặc tuyến kiểm thử nghiệm thu ban đầu khi chưa điều chỉnh hoặc so với nhãn tên thì phải được điều tra tìm nguyên nhân giảm hiệu suất.

*Đối với kết quả nghiệm nghiệm, đánh giá phần động cơ:

Thông số về cường độ dòng điện, điện áp nếu có tích không vượt quá tích của điện áp định mức, đồng thời cường độ dòng toàn tải định mức nhân hệ số dịch vụ động cơ cho phép thì sẽ xem là có thể chấp nhận.

Thông số điện áp của động cơ trong vòng 5% dưới/10% trên điện áp định mức (ghi ở trên nhãn tên) thì sẽ được xem là có thể chấp nhận.

*Đối với bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy:

- Phải xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định kỳ tất cả các thiết bị và thành phần của trạm bơm nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào về việc bảo dưỡng định kỳ thì thực hiện theo quy định tại Phụ lục B của QCVN 02:2020/BCA, cụ thể như:

  • Bôi trơn ổ trục bơm: Định kỳ 12 tháng/lần.

  • Kiểm tra liên kết khớp nối của bơm bằng thiết bị đo lường: Định kỳ 12 tháng/lần.

  • Màn lọc đầu hút hố nước: Kiểm tra bằng thiết bị đo lường và vệ sinh sau mỗi chạy bơm.

  • Thử nghiệm công tắc cô lập, cầu dao: Kiểm tra hoạt động định kỳ 01 tháng/lần.

  • Kiểm tra hoạt động vận hành phương tiện khởi động thủ công: Định kỳ 06 tháng/lần.

- Đơn vị quản lý vận hành công trình phải tiến hành lập hồ sơ, phiếu theo dõi công tác kiểm tra bảo dưỡng và vận hành định kỳ trạm bơm nước theo quy định.

Để cập nhật văn bản pháp luật lĩnh vực An toàn lao động, Phòng cháy chữa cháy, Bảo vệ môi trường, Y tế sức khỏe, Phát triển bền vững, độc giả vui lòng tham gia Group Zalo.
Trên đây là những thông tin về Kiểm tra bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy thế nào? 2024
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc đang diễn biến phức tạp. Điều không ai mong muốn đã xảy ra là hiện đã có nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ngay lúc này, nhiều người trên cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về miền Bắc, đều muốn chung tay đóng góp, ủng hộ mong miền Bắc sớm vượt qua thiên tai.

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.