Khám sức khỏe đi làm ở đâu? Cần lưu ý gì khi đi khám sức khỏe xin việc

Khám sức khỏe đi làm là yêu cầu quan trọng  trong tuyển dụng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.

1. Vì sao phải đi khám sức khỏe đi làm?

Đầu tiên, chúng ta cần phải khám sức khỏe đi làm sẽ giúp ta biết được tình trạng hiện tại của bản thân, vừa để xem xét sức khỏe mình có phù hợp với công việc mới hay không, cũng giúp ta tìm ra những biện pháp phòng ngừa phù hợp để nâng cao sức khỏe tốt hơn.

Thứ hai, chính nhờ giấy khám sức khỏe đi làm, một số công ty sẽ tìm ra được ứng cử viên có sức khỏe đảm bảo để thực hiện công việc, đặc biệt là một số công việc đặc thù như công việc liên quan đến các loại hóa chất và thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại,...

Nhờ vào việc khám sức khỏe định kỳ, người lao động có thể phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

khám sức khỏe đi làm
Khám sức khỏe để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn (Ảnh minh họa)

2. Nội dung khám sức khỏe để xin việc làm

Khi khám sức khỏe đi làm, bạn sẽ được khám về những nội dung như sau:

  • Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình khám chữa bệnh, giúp bác sĩ thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Mục đích của khám lâm sàng là đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, từ đó phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

  • Khám chuyên khoa: Khi tới phòng chuyên về tai, mũi và họng, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra vòm họng, răng hàm mặt,... Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được khám mắt, các vấn đề về da, phụ khoa (đối với nữ giới)...

  • Cuối cùng bạn sẽ tới bước thực hiện các xét nghiệm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm tổng quát,...

3. Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám sức khỏe?

Như đã đề cập thì việc khám sức khỏe tương đối dễ dàng nhưng bạn phải khám ở nhiều nội dung khác nhau. Có một sự chuẩn bị chu đáo trước buổi khám bệnh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo buổi khám diễn ra suôn sẻ.

Trước hết, bạn chắc chắn phải hoàn thành bộ hồ sơ khám bệnh cá nhân, bao gồm hồ sơ khám bệnh lần gần nhất (nếu có), giấy tờ tùy thân như căn cước công dân và bảo hiểm y tế.

Thứ hai, khi đi khám bệnh xin việc, bạn cần phải chuẩn bị ảnh thẻ 4x6 để dán giấy sức khỏe xin việc.

Thứ ba, tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bản thân như tiền sử các bệnh lý của thành viên trong gia đình. Điều này sẽ giúp bạn có thể điền đầy đủ thông tin theo giấy khám bệnh của bệnh viện, giúp bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra những chẩn đoán phù hợp.

Thứ tư, bạn nên thông báo đầy đủ về bệnh lý của mình và các loại mà bạn đang sử dụng để bác sĩ kiểm tra.

Thứ năm, Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng nhịn ăn 8 tiếng trước khi đi khám sức khỏe là một việc nên làm. Điều này sẽ giúp ích cho bạn khi thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, ví dụ như xét nghiệm máu. Vì vậy, nếu bạn ăn trước khi đi khám sức khỏe  thì sẽ ảnh hưởng đến sự chính xác của kết quả xét nghiệm.

Thứ sáu, Để đảm bảo kết quả khám sức khỏe chính xác, hãy tránh xa các chất kích thích ít nhất 24 tiếng trước khi đến bệnh viện. Và bạn nên ngưng dùng chất kích thích 24 tiếng trước khi đi khám sức khỏe.

Cuối cùng, bạn nên chuẩn bị cho mình trang phục và tinh thần thật thoải mái khi đi khám bệnh. Điều này sẽ giúp bạn tham gia quá trình khám bệnh với tình trạng tinh thần tốt nhất.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe

Để đủ điều kiện vào khám sức khỏe, bạn nên chuẩn bị kĩ càng bộ hồ sơ khám bệnh của mình, bao gồm:

  • Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân: Bạn sẽ cần xác minh danh tính của mình trước khi vào khám bệnh

  • Sổ hộ khẩu: Cung cấp thông tin về nơi cư trú của bạn.

  • Bảo hiểm y tế (nếu có): Giúp giảm chi phí khám sức khỏe.

  • Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể yêu cầu ứng viên cung cấp thêm một số giấy tờ khác, đặc biệt là giấy chứng nhận sức khỏe nghề nghiệp.

4. Khám sức khỏe đi làm ở đâu?

Bạn không chỉ nên quan tâm về việc khám sức khỏe theo định kỳ, mà còn nên chọn nơi đủ uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và các thiết bị máy móc hỗ trợ hiện đại để khám bệnh.

Khám và xin cấp giấy chứng nhận sức khỏe xin việc giờ đây trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với hệ thống y tế đa dạng, bao gồm các bệnh viện công lập và cơ sở y tế tư nhân được Bộ Y tế cấp phép hoạt động rộng khắp trên toàn quốc.

Thật không để tìm kiếm một bệnh viện để khám sức khỏe đi làm ở TP.HCM, nhưng không phải địa chỉ nào cũng đầy đủ dịch vụ cho người khám bệnh. Sau đây là một số địa chỉ khám sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đây là trong những bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế TP.HCM được đặt ở 468, đường Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TPHCM.

khám sức khỏe đi làm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Ảnh minh hoạ)

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được công nhận là một trong những bệnh viên chất lượng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng với các thiết bị khám bệnh hiện đại.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn được đánh giá là có mức khám vừa phải, dao động trong tầm 450.000 - 650.000 đồng. Chi phí này đã bao gồm phí khám và tổng kết hồ sơ, nên rất phù hợp với nhu cầu người lao động.

Bên cạnh đó, ở TP.HCM cũng có những phòng khám bệnh uy tín khác mà bạn có thể tham khảo thêm như:

  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ở 215, Hồng Bàng, quận 5.

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec ở 208, Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện được xây dựng ở 78, Giải Phóng, Đống Đa với thời gian tiếp nhận khám từ 6 giờ hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 7.

khám sức khỏe đi làm
Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh minh hoạ)

Bệnh viện Bạch Mai cung cấp dịch vụ khám sức khỏe đi làm với giả cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Các gói khám dao động từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm Trung tâm khám sức khỏe định kỳ - Bệnh viện 108 ở số 1B, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội…

Kết luận

Khám sức khỏe đi làm giúp bảo vệ sức khỏe bản thân, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn ứng viên có đủ điều kiện sức khỏe cho vị trí công việc.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?