IPO là gì? Lợi ích và hướng dẫn quy trình tiến hành IPO

IPO là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều người còn lạ lẫm với khái niệm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu IPO là gì? IPO giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn như thế nào?

1. IPO là gì? Thông tin cơ bản cần biết về IPO 

IPO là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
IPO là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Ảnh minh hoạ)

IPO (Initial Public Offering) là hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Khi công ty phát hành cổ phiếu lần đầu trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp đó đang thực hiện IPO.

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm các hình thức như sau:

“Điều 10. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:

a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;

b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;

c) Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản này;

d) Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán”.

Doanh nghiệp tiến hành IPO khi muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Từ đó, IPO giúp doanh nghiệp huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài.

Do đó, doanh nghiệp khi IPO có khả năng huy động vốn lớn hơn. Sau IPO, công ty có thể bán công khai cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ mua và bán cổ phiếu của doanh nghiệp. Thông thường, tiêu chí để tăng giá cổ phiếu phụ thuộc vào tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Hình thức này cũng tồn tại một số rủi ro. Nếu nhà đầu tư không đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng, giá cổ phiếu sẽ giảm. Điều này cũng mở ra một thách thức cho doanh nghiệp là phải có chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn rõ ràng. Từ đó củng cố được niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, còn có rủi ro khách quan là vào các thời điểm thị trường chứng khoán bất ổn. Đây là các rủi ro ảnh hưởng phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

2. Lợi ích khi doanh nghiệp tiến hành IPO

Rủi ro luôn đi kèm với cơ hội. Vậy lợi ích khi bạn thực hiện IPO là gì? IPO mang đến nhiều giá trị trong ngắn hạn và dài hạn. Sau đây là các lợi ích doanh nghiệp có được khi tiến hành IPO.

Huy động vốn từ nguồn bên ngoài

Khi tiến hành IPO, bạn có thể huy động nguồn vốn lớn hơn so với trước đây. Nguồn vốn đến từ nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đầu tư và các tổ chức tài chính. Việc này được thực hiện bằng cách bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Bạn có thể dùng vốn cho các hoạt động vận hành công ty. Những hoạt động này là mở rộng quy mô, phát triển thêm sản phẩm hay mua tài sản cố định.

Nâng cao uy tín thương hiệu

IPO giúp bạn có thêm lòng tin từ đối tác kinh doanh, khách hàng và nhà cung cấp. Những lợi ích này là tiền đề để công ty thu hút các cơ hội kinh doanh mới.

Khi IPO, bạn cũng có cơ hội xuất hiện trên các trang báo chí tài chính. Khi đó, giới đầu tư, khách hàng và cộng đồng kinh doanh sẽ biết đến doanh nghiệp. Việc này giúp đưa thương hiệu doanh nghiệp gần hơn đến thị trường. Điều này vô cùng hữu ích để cải thiện lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.

IPO giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu
IPO giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu (Ảnh minh hoạ)

Tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản trị

Khi IPO, bạn cần chuẩn bị báo cáo tài chính minh bạch. Ngoài ra, để giá cổ phiếu tăng, bạn cần duy trì tốt hoạt động quản trị. Từ đó, bạn dần nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động trong công ty.

Ngoài ra, để có các kết quả báo cáo tài chính tốt, bạn cũng chú tâm hơn vào hoạt động quản trị để tăng hiệu quả làm việc tổng thể của tổ chức.

Tạo động lực cho cán bộ nhân viên

Khi IPO, cán bộ nhân viên có thể được mua cổ phiếu của công ty với giá ưu đãi. Công ty có thể thực hiện các chương trình ESOP (Employee Stock Ownership Plan).

Việc sở hữu cổ phiếu giúp nhân viên nhận thấy sự phát triển của công ty liên quan mật thiết đến lợi ích cá nhân. Từ đó, điều này giúp họ có động lực làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn.

Như đã đề cập, IPO giúp nâng cao hiệu quả quản trị. Từ đó, nhân viên có sự tin tưởng vào sự phát triển của công ty. Đồng thời, môi trường tổ chức cũng được cải thiện theo hướng tích cực hơn.

3. 2 lưu ý để thực hiện IPO thành công

Chú trọng hoạt động quản trị

Để có kết quả báo cáo tài chính tốt, doanh nghiệp cần chú trọng hoạt động quản trị. Bạn cần kiểm soát các hoạt động của tổ chức đi đúng hướng để đảm bảo sự thành công của IPO và giá cổ phiếu sau đó.

Trước IPO, công ty cần chuẩn bị các tài liệu tài chính, pháp lý minh bạch, chính xác. Những hoạt động này bao gồm cập nhật các thỏa thuận liên quan đến vốn, các báo cáo tài chính. Ngoài ra, bạn cũng cần chiến lược hoạt động trong ngắn và dài hạn.

Tuân thủ quy định pháp luật

Tuân thủ quy định pháp luật là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tiến hành IPO. Các quy định cần tuân liên quan đến báo cáo tài chính và quy định trong hoạt động kinh doanh.

Các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh nên được cập nhật kịp thời để nhà đầu tư tiện theo dõi. Thông tin tài chính cần được công khai để tạo lòng tin và sự hấp dẫn cho nhà đầu tư.

Tuân thủ quy định pháp luật khi tiến hành IPO
Tuân thủ quy định pháp luật khi tiến hành IPO (Ảnh minh hoạ)

4. Quy trình đầy đủ các bước để tiến hành IPO 

Sau đây là quy trình các bước để doanh nghiệp thực hiện IPO:

  • Bước 1: Công ty cổ phần nộp hồ sơ (theo khoản 1 Điều 16 Luật chứng khoán năm 2019) về việc đăng ký IPO cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

  • Bước 2: UBCKNN nhận và xem xét hồ sơ.

  • Bước 3: Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho tổ chức trong 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu từ chối, Ủy ban chứng khoán nhà nước nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản.

  • Bước 4: Tổ chức phát hành phải công bố Bản thông báo phát hành trên một tờ báo điện từ hoặc báo in trong ba số liên tiếp, trong vòng 07 ngày làm việc từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký IPO ra công chúng có hiệu lực.

  • Bước 5: Phát hành, chào bán cổ phiếu.

5. Điều kiện để công ty tiến hành IPO

Căn cứ khoản 1 Điều 257, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm:

“Điều 257. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu, chào bán cổ phiếu để tăng vốn của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm:

  • Tổng giá trị cổ phiếu đăng ký chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng;

  • Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;

  • Phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát;

  • Cổ phiếu chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

  • Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có tối thiểu 02 người điều hành công ty đầu tư chứng khoán có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; không bị đặt vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoặc chưa thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán”.

Ngoài ra, sàn giao dịch thường có các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Công ty nên tìm hiểu các tiêu chuẩn của sàn giao dịch mà công ty muốn niêm yết.

Thông thường, các yêu cầu này bao gồm số lượng cổ đông và vốn hóa thị trường tối thiểu. Bên cạnh đó, sàn giao dịch cũng có thể có các yêu cầu khác về hoạt động quản trị, tài chính.

Nếu chưa tự tin để IPO hiệu quả, doanh nghiệp có thể tìm đến đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các đơn vị này là ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, luật sư có kinh nghiệm trong IPO. Công ty sẽ được hỗ trợ chọn sàn giao dịch, quản lý quy trình IPO và định giá cổ phiếu.

Kết luận

Trên đây là những giải đáp cụ thể cho câu hỏi “IPO là gì?” IPO đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hình thức này cũng tồn tại rủi ro từ môi trường chủ quan và khách quan.

Ngoài ra, bạn có thể dựa vào quy trình trong bài viết để tiến hành IPO. Mong rằng bài viết này mang đến thông tin hữu ích cho bạn.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Tình trạng các nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn, gây mất an toàn về tính mạng và tài sản. Theo quy định của pháp luật, chủ nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mỗi loại hình doanh nghiệp thì sẽ có sơ đồ tổ chức công ty khác nhau, biểu thị việc vận hành, tổ chức các hoạt động nội bộ, phân chia vị trí và trách nhiệm của từng phòng ban. Vì vậy việc xây dựng sơ đồ tổ chức công ty sao cho phù hợp với doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn thông qua bài dưới đây.

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Trong những năm gần đây, các cụm từ “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” dần trở nên phổ biến. Khu vực hóa là xu thế tất yếu phải diễn ra bên cạnh toàn cầu hóa. Vậy thế nào là khu vực hóa? Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.