Hương ước là gì? Mẫu hương ước của thôn, tổ dân phố mới nhất

Hương ước, quy ước thôn, tổ dân phố là văn bản quan trọng có liên quan tới quy định được thực hiện trong cộng đồng dân cư. Vậy hương ước là gì? Mẫu hương ước, quy tắc tổ dân phố mới nhất có gì đặc biệt?


1. Hương ước là gì? Vai trò của hương ước 

1.1 Khái niệm hương ước 

Theo Điều 2 Nghị định 61/2023/NĐ-CP:

Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận

Như vậy, tương tự như quy ước, hương ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự, thuộc về các quy phạm xã hội. Hương ước được cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự bàn luận và thiết lập lên, phải được Uỷ ban nhân dân xã thẩm định và chấp thuận.

Hương ước phải nằm trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và tôn trọng đạo đức xã hội. Hương ước giúp cho cộng đồng dân cư phát huy quyền tự quản, về việc điều chỉnh và thiết lập trật tự các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

huong-uoc-la-gi
Hương ước là gì? (Ảnh minh hoạ)

1.2 Vai trò của hương ước

Hương ước là văn bản có vai trò quan trọng như:

  • Phát huy tinh thần tự quản của cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố. Hương ước góp phần xây dựng, duy trì và phát triển các quy tắc xử sự văn minh, lành mạnh trong cộng đồng. Nhờ đó mà cộng đồng tăng cường đoàn kết và gắn bó giữa các thành viên.

  • Hương ước có vai trò giúp cộng đồng cùng cam kết giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn cho người dân, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ tài sản cộng đồng.

  • Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá và phong tục tập quán giá trị.

  • Loại bỏ những quan niệm lạc hậu, cổ hũ.

  • Xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh và tử tế trong cộng đồng.

  • Đảm bảo các hoạt động trong cộng đồng trong khuôn khổ của luật pháp.

Quy-uoc-to dan-pho
Quy ước tổ dân phố (Ảnh minh hoạ)

2. Nội dung và hình thức của hương ước 

Nội dung và hình thức của hương ước phụ thuộc vào nhu cầu tự quản của cộng đồng, tình hình kinh tế xã hội, phong tục từng địa phương và được quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định 51/2023/NĐ-CP:

2.1 Nội dung của hương ước

Sau đây là các nội dung có thể được đưa vào hương ước, quy ước:

  • Biện pháp giúp người dân được hỗ trợ và phát huy việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân, dưới sự quản lý của chính quyền sở tại.

  • Duy trì, khuyến khích phong tục, tập quán tốt đẹp. Hạn chế, phòng trừ những phong tục cổ hũ, lạc hậu, niềm tin vào mê tín dị đoan.

  • Ghi nhận và phát huy lối sống văn minh trong cư xử, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, việc tổ chức tiệc cưới, tang lễ.

  • Chống bạo hành gia đình, tổ chức hoạt động văn hoá lành mạnh.

  • Biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân. Phát huy bảo vệ môi trường và sinh thái. Phòng trừ tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự.

  • Xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Thúc đẩy phong trào học tập, hướng nghiệp, khuyến nông và khuyến công ở địa phương.

  • Biện pháp khen ngợi, thưởng hay xử phạt trong cộng đồng để đảm bảo việc tuân thủ hương ước, quy ước nhưng không thay thế xử phạt theo pháp luật.

  • Nội dung khác cần thiết cho cộng đồng dân cư.

2.2 Hình thức

Hình thức của hương ước, quy ước phải tuân thủ những điều kiện như:

  • Hương ước có hình thức dạng văn bản, trong đó có chữ ký của các đại diện có liên quan như: Trưởng thôn (Trưởng tổ dân phố), Trưởng Ban công tác Mặt trận của cộng đồng dân cư, 02 đại diện của tất cả các hộ dân trong cộng đồng.

Hai đại diện được khuyến khích là người có uy tín trong cộng đồng dân cư, trưởng bản, già làng. Sau khi ký tên, phải có đóng dấu giáp lai công nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

  • Cộng đồng dân cư tự quyết định tên văn bản là “Hương ước” hay “Quy ước”.

  • Hương ước, quy ước được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện. Nội dung gồm: lời nói đầu, chương, mục, điểm, điều, khoản, điểm sao cho phù hợp.

  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt.

  • Trong trường hợp cộng đồng có nhiều dân tộc của Việt Nam sinh sống, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, việc quy ước dịch từ tiếng Việt sang tiếng của một số dân tộc nào là quyết định chung từ cộng đồng, ​​thông qua các quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Nghị định 61/2023/NĐ-CP.

3. Mẫu hương ước thôn, quy ước tổ dân phố mới nhất

Mẫu hương ước thôn là một văn bản quy phạm nội bộ của cộng đồng dân cư thôn, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy các truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật.

mau-huong-uoc-quy-uoc-moi-nhat
(Ảnh minh hoạ)

- Lời nói đầu: Nêu sơ quát về đặc điểm về cộng đồng dân cư về địa lý, dân số, lịch sử, phong tục, truyền thống, tập quán tốt đẹp, các hoạt động kinh tế - xã hội, những tồn tại, hạn chế của thôn, bản, khu phố

- Nội dung về các lĩnh vực sau:

  • Phát triển kinh tế: khuyến khích các hộ dân cư tăng gia sản xuất, tăng thu nhập hay làm giàu theo đúng khuôn khổ pháp luật, giúp nhau và hỗ trợ xoá đói giảm nghèo.
  • Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học để làm việc hiệu quả hơn, phát huy tinh thần lao động, cộng đồng cùng nhau phát triển về kinh tế.
  • Văn hóa - giáo dục: phát huy và khích lệ dân cư cộng đồng tham gia vào các hoạt động văn hoá lành mạnh, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, kính trên nhường dưới. Xây dựng thói quen sống văn minh, tôn trọng các dân cư khác trong cộng đồng.
  • Xây dựng nếp sống gia đình yêu thương, thông cảm, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con đúng cách.
  • Treo cờ trong ngày Tết, lễ theo quy định Nhà nước. Văn hoá về tổ chức lễ, Tết, cưới hỏi hay tang lễ phải văn minh và tiết kiệm. Tránh và xoá bỏ những thủ tục mê tín dị đoan, phong tục tập quán cổ hủ.
  • An ninh, trật tự cộng đồng: tuân thủ quy định về an ninh, trật tự trong cộng đồng như không tụ tập gây ồn ào, không gây rối, không phạm pháp, không sử dụng ma tuý, đề cao cảnh giác người xấu,... Bảo vệ, không phá hoại tài sản chung của khu dân cư, bảo vệ công trình công cộng (trụ sở, trường học, đường giao thông, sân vận động)...
  • Giáo dục, y tế: trẻ em phải được đến trường. Phát huy tinh thần học tập trong gia đình, cộng đồng. Đảm bảo dân cư cộng đồng chấp hành việc tiêm phòng, phòng ngừa dịch, tham gia hoạt động y tế, bảo vệ sức khoẻ…
  • Môi trường: Phát huy tinh thần trách nhiệm của các hộ dân cư về bảo vệ môi trường sống, không xả rác bừa bãi. Tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường, trồng cây xanh, chống chặt rừng và săn bắn thú rừng…
  • Các vấn đề khác, cần thiết cho cộng đồng dân cư.
- Kết thúc: Ghi rõ thời gian, địa điểm, chữ ký của Trưởng thôn và các thành viên trong ban soạn thảo hương ước

Sau đây là hai mẫu hương ước thôn và quy ước tổ dân phố cơ bản và mới nhất. Việc sử dụng tên văn bản là hương ước hay quy ước là chọn lựa của cộng đồng dân cư.

3.1 Mẫu hương ước thôn

3.2 Mẫu hương ước tổ dân phố



Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hương ước là gì? Tóm lại, hương ước, quy ước là văn bản cần thiết và quan trọng cho mỗi cộng đồng dân cư như thôn xã, tổ dân phố. Vai trò của hương ước, quy ước đảm bảo các quy tắc xử sự trong cộng đồng dân cư theo lối sống văn minh, văn hoá lành mạnh, an toàn, trật tự và tuân thủ theo pháp luật.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giá bán xăng từ 17/11/2023: Điều chỉnh mới ảnh hưởng đến mọi người dân

Giá bán xăng từ 17/11/2023: Điều chỉnh mới ảnh hưởng đến mọi người dân

Giá bán xăng từ 17/11/2023: Điều chỉnh mới ảnh hưởng đến mọi người dân

Với việc ban hành Nghị định 80/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã có nhiều quy định mới dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến giá bán và thị trường xăng, dầu của nước ta. Dưới đây là tổng hợp điểm mới liên quan đến giá bán xăng từ 17/11/2023 đáng chú ý.