Hướng dẫn thủ tục xin giãn nợ ngân hàng do khó khăn

Khi gặp khó khăn và không thể trả nợ ngân hàng theo thỏa thuận, người vay có thể yêu cầu ngân hàng cho giãn nợ. Bài viết này hướng dẫn thủ tục xin giãn nợ ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều kiện xem xét giãn nợ

Để thực hiện thủ tục xin giãn nợ ngân hàng, người vay nắm được điều kiện để ngân hàng xem xét giãn giãn nợ.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng sẽ xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng như sau:

- Tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng với thời hạn cho vay không thay đổi khi:

  • Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay.

  • Được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh.

- Tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng khi:

  • Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận.

  • Được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay.

Hướng dẫn thủ tục xin giãn nợ ngân hàng
Hướng dẫn về thủ tục xin giãn nợ ngân hàng (Ảnh minh họa)

Thủ tục xin giãn nợ ngân hàng do khó khăn

Khi gặp khó khăn trong việc trả nợ, người vay có thể tham khảo thủ tục xin giãn nợ ngân hàng sau đây:

Giấy tờ cần chuẩn bị

Để làm thủ tục xin giãn nợ ngân hàng, người vay cần chuẩn bị các giấy tờ sau để nộp:

Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng.

- Bản sao giấy tờ nhân thân như Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

- Các loại giấy tờ chứng minh tình trạng kinh tế khó khăn hoặc các rủi ro gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện tại chưa có đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ gốc và lãi phát sinh.

Thời gian thực hiện

Theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

Một số lý do xin giãn nợ hiệu quả

Để được ngân hàng chấp nhận giãn nợ, người yêu cầu cần có những lý do thuyết phục, hợp lý, mang tính khách quan và đúng sự thật. Một số lý do thường được dùng để xin gia hạn nợ hiệu quả như:

- Do hoàn cảnh bản thân và gia đình đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế như làm ăn thua lỗ, phá sản...

- Do một số nguyên nhân khách quan khác:

  • Ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước;

  • Ảnh hưởng từ các sự kiện bất khả kháng như: Dịch bệnh, thiên tai, tai nạn…

Đồng thời, người vay cũng cần chứng minh được mình có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và tiền lãi sau khi được điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc gia hạn trả nợ để ngân hàng có cơ sở chấp nhận yêu cầu.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục xin giãn nợ ngân hàng do khó khăn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Nội thủy là gì? Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam

Nội thủy là gì? Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam

Nội thủy là gì? Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam

Chủ quyền biển đảo là vấn đề hết sức quan trọng đối với một quốc gia, vậy nên mỗi công dân cần có một số hiểu biết nhất định về vùng biển của đất nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm nội thủy là gì? và một số quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam.

Mã bưu chính là gì? Cách tra cứu mã bưu chính nhanh nhất

Mã bưu chính là gì? Cách tra cứu mã bưu chính nhanh nhất

Mã bưu chính là gì? Cách tra cứu mã bưu chính nhanh nhất

Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mua sắm online, các hoạt động thương mại trong đó có hoạt động bưu chính cũng càng ngày càng được biết đến nhiều hơn. Vậy bạn đã biết gì về khái niệm mã bưu chính là gì và mã bưu chính được sử dụng như thế nào trong hoạt động bưu chính? Cùng LuatVietnam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết bên dưới.