Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Bài viết hướng nhận xét học bạ theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT cho giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học.

Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn, học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ Thông tư 27.

- Tại trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.

- Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"

+ Trong cột "Mức đạt được": Học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt" ghi ký hiệu T; học sinh đạt mức "Hoàn thành" ghi ký hiệu H; học sinh ở mức "Chưa hoàn thành" ghi ký hiệu C.

+ Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

+ Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).

- Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"

+ Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.

+ Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.

Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người...

+ Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.

Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc...

- Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"

Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”; “Hoàn thành tốt”; “Hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành”.

- Mục "5. Khen thưởng"

Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.

Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc; Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện...

- Mục “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học”

Ghi Hoàn thành chương trình lớp ......../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp ......./chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.

Ví dụ:

- Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.

- Hoàn thành chương trình tiểu học.

Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường học xong chương trình tiểu học.

Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 đối với học sinh tiểu học (Ảnh minh họa)

Tiêu chí đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo một trong bốn mức:

  • Hoàn thành xuất sắc: Học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

  • Hoàn thành tốt: Học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

  • Hoàn thành: Học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

  • Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.

Trên đây là hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT cho giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Học bạ là ghi nhận toàn bộ kết quả học tập của học sinh trên ghế nhà trường, thể hiện thành tích học tập và đạo đức. Với nhiều lý do cá nhân mà học sinh hay phụ huynh sẽ viết đơn xin mượn học bạ từ nhà trường. Bài viết sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin mượn học bạ một cách hiệu quả!

Hướng dẫn cách tra điểm trên vnEdu.vn nhanh và chuẩn

Hiện nay, các phần mềm và ứng dụng được ra đời nhằm hỗ trợ cho đời sống con người. vnEdu là một ứng dụng quản lý về giáo dục nhằm kết nối giữa gia đình, học sinh và nhà trường với nhau. Vậy làm thế nào để tra điểm trên vnEdu.vn nhanh và chuẩn? Cùng tìm hiểu ngay. 

CIC là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra CIC online

Bạn là khách hàng của các ngân hàng tín dụng đang muốn tìm hiểu về các khái niệm CIC là gì? Cách kiểm tra CIC online như thế nào? Vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết các định nghĩa, cách kiểm tra CIC online miễn phí.

Top 5 mẫu đơn xin thôi việc của công nhân mới nhất 2024

Trước khi người công nhân quyết định rời bỏ vị trí hiện tại để gia nhập một công ty hay công việc mới đều cần chuẩn bị đơn xin thôi việc. Dưới đây là một số mẫu đơn xin thôi việc của công nhân mới nhất để bạn tham khảo.