HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai có hợp lệ không?

Trường hợp HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai hải quan có hợp lệ không? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai có hợp lệ không?

Tùy từng trường hợp, Điều 15, Điều 16 Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định cụ thể hướng xử lý khi có sự khác biệt mã số hàng hóa trên C/O và mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan như sau:

1- Trường hợp HS code trên C/O và HS code trên tờ khai giống nhau ở 06 số đầu → sai khác nhỏ → Chấp nhận C/O

2- Trường hợp chỉ giống nhau 02 số, 04 số hoặc không giống nhau số nào, hướng xử lý như sau:

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là xuất xứ thuần túy (WO) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%) trong khi tiêu chí xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan là WO → hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ → từ chối C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ khai trên C/O là quy trình sản xuất đặc thù (SP) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

Nếu không cùng quy trình sản xuất đặc thù (SP) → xác minh tính hợp lệ của C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ trên C/O là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) hoặc giá trị hàm lượng gia tăng (RVC) → người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh hàng hóa thỏa mãn tiêu chí CTC/RVC tương ứng hoặc cơ quan có đủ thông tin để xác định hàng hóa theo mã HS trên tờ khai vẫn thỏa mãn tiêu chí xuất xứ CTC → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ khác với tiêu chí xuất xứ khai trên C/O thuộc các trường hợp cụ thể sau, cơ quan hải quan tiến hành xác minh tính hợp lệ của C/O:

  • Tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là RVC trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã HS trên tờ khai hải quan là CTC hoặc ngược lại

  • Tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là SP trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã HS trên tờ khai hải quan là RVC hoặc CTC

Như vậy, tùy từng trường hợp, HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O nên vẫn được chấp nhận.

HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai có hợp lệ không?
HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai có hợp lệ không? (Ảnh minh họa)

6 quy tắc áp mã HS code

Hiện nay, quy tắc áp mã HS code được quy định tại Phụ lục II Thông tư 33/2023/TT-BTC, cụ thể:

Quy tắc 1: Chú giải chương và định danh sản phẩm

Tên các phần, chương và phân chương chỉ mang tính định hướng khái quát, giúp xác định loại hàng này nằm ở phần nào, chương nào, chưa đủ để xác định mã HS.

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện

Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặc tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó.

Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm.

Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3a

Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

Quy tắc 3b

Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính tính nhất của bộ đó.

Quy tắc 3c

Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các quy tắc trên thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp/có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa/bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Quy tắc 5b: Bao bì

Quy tắc này quy định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng như túi nilon, hộp carton...

Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm/các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai có hợp lệ không, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay 19006192 để được hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?