HS code của các nước có giống nhau không?

Mã HS (HS code) là một hệ thống mã số được sử dụng trên toàn thế giới để phân loại hàng hóa trong quá trình xuất, nhập khẩu. Vậy HS code của các nước có giống nhau không?

Mã HS là gì và có chức năng gì?

HS, viết tắt của Hamonized System, viết đầy đủ là Harmonized Commodity Description and Coding System (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) là hệ thống phân loại hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế về tên gọi và mã số được buôn bán trên thế giới.

Hệ thống này được đưa vào sử dụng từ năm 1988 và do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) quản lý, cập nhật. Các nước tham gia ký Công ước HS (1983) đều sử dụng hệ thống này để xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa của mình.

HS code được sử dụng nhằm mục đích chính là phân loại hàng hóa thành một hệ thống chuẩn quốc tế. Việc này tạo điều kiện cho việc thống nhất “ngôn ngữ hàng hóa chung”, giúp các giao dịch mua bán hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Vai trò của mã HS rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Dưới đây là một số lợi ích và vai trò chính của mã HS:

- Phân loại hàng hóa: Mã HS giúp phân loại hàng hóa một cách cụ thể và chính xác. Điều này sẽ giúp hạn chế được nhầm lẫn trong việc xác định thuế.

- Xác định nghĩa vụ thuế: Mã HS đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng các thuế xuất, nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa.

- Thống kê thương mại: Mã HS được sử dụng trong các thống kê thương mại quốc tế để theo dõi luồng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia. Điều này giúp Chính phủ và doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về xu hướng thương mại và thị trường, hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

- Thỏa thuận thương mại quốc tế: Mã HS cũng được sử dụng trong các Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định liên quan đến hàng hóa. Việc sử dụng mã HS đồng nhất giữa các quốc gia giúp tạo ra sự thống nhất và tiện ích trong quá trình giao dịch và thương mại quốc tế.

HS code của các nước có giống nhau không? (Ảnh minh họa)

HS code của các nước có giống nhau không?

Mã HS sẽ bao gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, các số còn lại (2 -> 6 số còn lại) mang tính phân nhóm phụ theo quy định của từng nước. Tức là, HS code của các nước không giống nhau hoàn toàn, chỉ giống nhau ở 6 số đầu.

Hiện nay, HS code của Việt Nam gồm 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS với 10 số hoặc 12 số.

Cấu trúc chính của HS code gồm:

– Phần: Trong bộ mã HS có 21 phần, mỗi phần đều có chú giải phần

– – Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên: Số chương

– – – Nhóm: 2 ký tự tiếp theo: Vị trí của nhóm, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung

– – – – Phân nhóm: 2 ký tự tiếp tiếp theo: Thứ tự phân nhóm, được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm
– – – – – Phân nhóm phụ: 2 ký tự cuối cùng: Mã hàng hóa, phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.

Cách tra cứu mã HS code

Về mặt lý thuyết, cần sử dụng 6 quy tắc áp mã HS được hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 31/2022/TT-BTC. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy tắc này sẽ tốn khá nhiều thời gian để nghiên cứu, sử dụng.

Đối với một người chưa có kiến thức về HS code thì có thể tra cứu theo cách sau:

Cách 1: Tra cứu tại website của Tổng cục Hải quan

Bước 1: Truy cập chuyên trang tra cứu mã HS của Tổng cục Hải quan: Tra cứu Biểu thuế - Mã HS.

Bước 2: Nhập từ khóa để tìm kiếm trong mô tả hàng hóa.

Cách 2: Tìm trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC

Bước 1: Search google theo cú pháp “tên hàng hóa” hs code

Bước 2: Tra theo Phụ lục của Thông tư 31/2022/TT-BTC xem HS code tìm được ở bước 1 có mô tả hàng hóa khớp với hàng hóa bạn đang tìm không.

Để phân loại hàng hóa tốt, quan trọng là phải hiểu thực tế của sản phẩm, hàng hóa đó. Có thể dựa vào ảnh chụp, tài liệu kỹ thuật, catalogue, nhãn mác… của sản phẩm để xác định những thông tin cần thiết. Một số tiêu chí quan trọng giúp bạn xác định mã HS được chính xác gồm:

  • Tên gọi của mặt hàng

  • Công dụng của sản phẩm

  • Chất liệu cấu thành sản phẩm

  • Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật

  • Thông số khác (tùy theo loại hàng cụ thể)

Trên đây là giải đáp sơ bộ về vấn đề HS code của các nước có giống nhau không, nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?