Hội đồng EPR quốc gia là gì? Thành phần Hội đồng EPR quốc gia

Hội đồng EPR quốc gia là gì? Có trách nhiệm, nhiệm vụ gì? Thành viên của Hội đồng EPR quốc gia là ai? Hướng dẫn kê khai trách nhiệm tái chế và xử lý chất thải trên Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia.

Căn cứ khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, có thể hiểu Hội đồng EPR quốc gia như là một tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó thực hiện nhiệm vụ quan trọng là giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thực hiện các trách nhiệm quản lý, giám sát, hỗ trợ nhà sản xuất/nhập khẩu thực hiện những trách nhiệm của mình. Cụ thể hơn, Hội đồng EPR quốc gia có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Thứ nhất là tư vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện các trách nhiệm tái chế sản phẩm/bao bì và thực hiện thu gom, cũng như xử lý chất thải của nhà sản xuất/nhập khẩu.

  • Thứ hai là tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường quản lý, sử dụng khoản tiền đóng góp tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tái chế sản phẩm/bao bì, và thực hiện thu gom, cũng như xử lý chất thải, cụ thể:

  • Tổ chức, xây dựng bộ tiêu chí, thứ tự ưu tiên, mức tiền hỗ trợ để tái chế sản phẩm/bao bì, xử lý chất thải và đề xuất Bộ Tài nguyên & Môi trường xem xét và phê duyệt để công bố công khai các nội dung này;

  • Tiến hành thẩm định, biểu quyết đối với những hồ sơ xin nghị được hỗ trợ tài chính, sau đó trình Bộ Tài nguyên & Môi trường xem xét và phê duyệt;

  • Thứ ba là có trách nhiệm thông qua Quy chế quản lý, sử dụng khoản tiền đóng góp trong Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động tái chế do nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện; thông qua Quy chế quản lý, sử dụng khoản tiền đóng góp trong Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải do nhà sản xuất, nhập khẩu sau đó trình Bộ Tài nguyên & Môi trường xem xét và ban hành.

  • Thứ tư là tổ chức xây dựng, thực hiện những bản kế hoạch, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường về kết quả hoạt động mỗi năm; cho ý kiến đối với dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng, Quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng giúp việc Hội đồng.

  • Cuối cùng là Hội đồng EPR quốc gia có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.

Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia
Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia (Ảnh minh họa)

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023 có quy định như sau về Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia:

“1. Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia (sau đây gọi là Văn phòng EPR) là tổ chức giúp Hội đồng EPR quốc gia trong việc tổ chức quản lý, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.”

Cụ thể về trách nhiệm của Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia , tại Điều 2 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023 có liệt kê những nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng EPR gồm:

  • Thứ nhất là thực hiện trách nhiệm tham mưu, đề xuất lên Hội đồng EPR quốc gia trong việc tổ chức thực hiện tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường giám sát, quản lý và hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm/bao bì, thu gom & xử lý chất thải.

  • Thứ hai là có nhiệm vụ giúp cho Hội đồng EPR quốc gia thực hiện việc tổ chức xây dựng các tiêu chí, ưu tiên, mức tiền hỗ trợ để Hội đồng EPR quốc gia đề xuất lên Bộ Tài nguyên & Môi trường.

  • Thứ ba là có nhiệm vụ giúp cho Hội đồng EPR quốc gia thực hiện hướng dẫn, rà soát và tổng hợp những đề nghị để hỗ trợ tài chính cho việc tái chế, xử lý chất thải để Hội đồng EPR quốc gia tiến hành tổ chức thẩm định và biểu quyết thông qua để trình lên Bộ Tài nguyên & Môi trường.

  • Thứ tư là nhiệm vụ giúp Hội đồng EPR quốc gia xây dựng các Quy chế quản lý, sử dụng số tiền Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động tái chế và xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện và những quy chế, văn bản, quy định khác để trình Hội đồng EPR quốc gia xem xét, thông qua trước khi trình lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường xem xét và ban hành.

  • Thứ năm là văn phòng EPR có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, hồ sơ, cũng như tài liệu để phục vụ các phiên họp Hội đồng EPR quốc gia; tổng hợp những kết quả phiên họp và các vấn đề cần tiến hành xin ý kiến biểu quyết trình lên Chủ tịch Hội đồng; những vấn đề xin ý kiến, biểu quyết từ Hội đồng EPR quốc gia;

  • Thứ sáu là nhiệm vụ đầu mối, giúp cho Hội đồng EPR quốc gia xây dựng, tổ chức và báo cáo được những kết quả đã thực hiện về kế hoạch hoạt động hàng năm.

  • Thứ bảy là trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính, tổng hợp để chuẩn bị cho các hoạt động.

  • Thứ tám là trách nhiệm quản lý tài liệu, hồ sơ, tài sản, tài chính, công chức,... thuộc Văn phòng.

  • Cuối cùng là có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

Căn cứ khoản 2 Điều 88 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Thành phần Hội đồng EPR quốc gia bao gồm đại diện từ những Bộ ngành và đại diện các tổ chức sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường;

  • Bộ Tài chính;

  • Bộ Công Thương;

  • Bộ Y tế;

  • Bộ NN&PTNT;

  • Đại diện nhà sản xuất/nhập khẩu;

  • Đại diện các đơn vị tái chế;

  • Đại diện đơn vị xử lý chất thải;

  • Đại diện các tổ chức xã hội/môi trường có liên quan.

Kê khai, đăng ký tái chế:

Bước 1: Điền thông tin đăng nhập tại https://epr.monre.gov.vn/

Bước 2: Chọn tab thực hiện đăng ký tái chế, nộp tiền tái chế hoặc kê khai xử lý chất thải

Bước 3: Xác định doanh nghiệp mình là nhà sản xuất hay nhập khẩu

Bước 4: Chọn kê khai bao bì hoặc sản phẩm tùy thực tế kinh doanh

Bước 5: Kê khai thông tin về  sản phẩm/bao bì

Bước 6: Chọn lưu thông tin

Bước 7: Chọn tạo tờ khai, dữ liệu vừa nhập được điền vào mẫu có sẵn.

Bước 8: Nhấn chọn nhập các đơn vị tái chế và kê khai các thông tin của đơn vị thực hiện.

Bước 9: Kiểm tra lại thông tin tại các mẫu trong tab

Bước 10: Nhấn chọn ký gửi, ký sổ và nộp tờ khai

Hướng dẫn nộp tiền tái chế/xử lý chất thải

Bước 1: Điền thông tin đăng nhập tại https://epr.monre.gov.vn/

Bước 2: Chọn tab nộp tiền tái chế/xử lý chất thải

Bước 3 - Bước 7: Thực hiện tương tự trình tự kê khai, đăng ký tái chế

Bước 8: Kiểm tra thông tin và số tiền mà hệ thống tự động tính

Bước 9: Nhấn chọn ký gửi

Trên đây là thông tin về Hội đồng EPR quốc gia.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Có được xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

Có được xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

Có được xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là chứng nhận được cấp sau khi cá nhân, tổ chức được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy. Vậy việc xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?