Học viện là gì? Học viện có phải là Đại học?

Học viện và Đại học là hai tổ chức giáo dục thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy Học viện là gì? Học viện và Đại học có gì khác nhau. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Học viện là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2018:

Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

Học viện được hiểu là cơ sở giáo dục đại học chuyên về nghiên cứu và đào tạo trong một hoặc một số lĩnh vực cụ thể, mang tính chuyên môn cao.

Học viện là gì
Học viện là gì? (Ảnh minh họa)

2. Chức năng của Học viện là gì?

Tùy theo mỗi lĩnh vực nghiên cứu mà từng Học viện có những chức năng khác nhau. Nhưng mục đích chung của Học viện sẽ bao gồm các chức năng chung sau:

  • Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ, quản lý, giảng viên,…

  • Nghiên cứu Khoa học

  • Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với các cơ sở đào tạo và khoa học với các nước, các tổ chức trên thế giới

  • Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện các chế độ chính sách của Học viên theo thẩm quyền được phân công.

3. Một số Học viện tiêu biểu hiện nay

Nước ta hiện nay có rất nhiều Học viện, mỗi học viện đều có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo riêng.

Học viện Hành chính Quốc gia

Chuyên bồi dưỡng, đào tạo về kiến thức và kỹ năng hành chính, lãnh đạo, quản lý cho các cán bộ, công viên chức thuộc Bộ Nội Vụ.

Học viện Cảnh sát nhân dân

Chuyên đào tạo Sĩ quan, Cảnh sát trình độ Đại học, sau Đại học để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Học viện Hàng không Việt Nam

Trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo chuyên ngành lĩnh vực hàng không dân dụng.

Học viện Nông nghiệp

Nằm trong top 30 trường đứng đầu Đông Nam Á, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đang dẫn đầu trong công tác đào tạo ngành nông - lâm - ngư nghiệp nước ta.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Là cơ sở nghiên cứu khoa học về chính sách dân tộc  dựa trên lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục đích là đào tạo đội ngũ giảng viên theo lý luận chính trị, tuyên giáo với mục đích xây dựng Đảng.

Học viện Ngoại giao Việt Nam

Là cơ sở đào tạo các cán bộ, các tổ chức ngoại giao, mục đích đảm nhận chức năng nghiên cứu các chiến lược về quan hệ quốc tế, các chính sách đối ngoại. Học viện là một trong số 40 cơ quan học thuật được Chính phủ tài trợ hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Học viện Tài chính

Là Học viện trực thuộc Bộ Tài chính và được quản lý bởi Nhà nước. Học viện có thế mạnh trong việc đào tạo chuyên sâu chuyên ngành Tài chính – Kế toán tại Việt Nam.

Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo Dục & Đào tạo, là nơi đào tạo các cán bộ trình độ trung cấp nghề, Đại học và sau Đại học về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các chuyên ngành khác theo quy định của Nhà nước.

Học viện Kỹ thuật Quân sự  

Là nơi đào tạo cán bộ khoa học, công nghệ kỹ thuật chuyên nghiệp, sĩ quan bậc Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ quân sự và quốc gia. Đồng thời kết hợp chuyển giao công nghệ, để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Là trường đại học công lập chuyên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam. Học viện kết hợp giáo dục công nghệ thông tin, truyền thông, kết hợp các lớp học lý thuyết và đào tạo thực tế tại các công ty.

Học viện cung cấp các chương trình đào tạo từ Cao đẳng đến Đại hoc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực liên quan tới Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin.

4. Học viện có phải là đại học không?

Học viện có phải là Đại học?

Học viện và Đại học có phải là một không?  Để trả lời cho câu hỏi này, cần so sánh những điểm giống và khác nhau của hai cơ sở giáo dục này:

* Giống nhau: Cả hai đều là cơ sở giáo dục Đại học, đều yêu cầu tốt nghiệp có bằng cấp 3 và sau khi tốt nghiệp đều được cấp bằng Cử nhân, Kỹ sư theo quy định của Bộ GD & ĐT.

* Khác nhau:

Chức năng và mục tiêu:

  • Học viện: Là đơn vị của ngành, chuyên về nghiên cứu và đào tạo sâu về một lĩnh vực.

  • Đại học: Tập trung chuyên vào đào tạo sinh viên ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

Chuyên môn và định hướng phát triển:

  • Học viện: Đào tạo sâu có tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu.

  • Đại học: Đào tạo thiên về định hướng nghề nghiệp.

Qua bài viết chia sẻ trên, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn về Học viện là gì? Từ đó, có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn khi lựa chọn ngành nghề thích hợp, để phát triển bản thân trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi những hậu quả nghiêm trọng để lại cho nạn nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay là do đâu? Cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.