Học sinh yếu có được lên lớp, thi tốt nghiệp THCS không?

Việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh là vấn đề được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc học sinh yếu có được lên lớp, thi tốt nghiệp THCS không?

1. Học sinh yếu là gì?

Trước đây, học sinh yếu là những học sinh có điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào dưới 2,0.

Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở (THCS) không còn quy định xếp loại học sinh yếu. Theo đó, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp THCS thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Cụ thể, Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS như sau:

- Môn học được đánh giá bằng nhận xét

Kết quả học tập của học sinh từng học kì được đánh giá theo 01 trong 02 mức: Đạt hoặc Chưa đạt.

  • Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá và tất cả đều được đánh giá mức Đạt.

  • Mức Chưa đạt: Học sinh có kết quả đánh giá không thuộc các trường hợp trên.

Kết quả học tập học của học sinh trong năm học được đánh giá theo 01 trong 02 mức: Đạt hoặc Chưa đạt.

  • Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II đạt mức Đạt.

  • Mức Chưa đạt: Kết quả học tập của học kì II được đánh giá Chưa đạt.

- Môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số

Điểm trung bình môn học kì mỗi môn học của học sinh tính theo công thức như sau:

học sinh yếu có được thi tốt nghiệp thcs không

Trong đó:

ĐTBmhk: Điểm trung bình môn học kì.

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

ĐTBmhkI Điểm trung bình môn học kì I.

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

ĐTBmcn: Điểm trung bình môn cả năm.

Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học của học sinh được quy định như sau:

Đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số, ĐTBmhk được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh từng học kì, ĐTBmcn được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh cả năm học.

Kết quả học tập của học sinh từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

- Mức Tốt:

  • Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét đạt mức Đạt.

  • Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, có ít nhất 06 môn ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

- Mức Khá:

  • Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét đạt mức Đạt.

  • Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, có ít nhất 06 môn có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

- Mức Đạt: Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét đạt mức Chưa đạt.

  • Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

- Mức Chưa đạt: Học sinh có kết quả đánh giá không thuộc các trường hợp trên.

Lưu ý:

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 mức trở lên so với mức đánh giá Tốt và Khá chỉ do kết quả đánh giá của 01 môn học thì mức đánh giá được điều chỉnh lên mức liền kề.

Như vậy, theo quy định hiện tại có thể hiểu học sinh yếu tương đương với mức đánh giá Chưa đạt.

2. Học sinh yếu có được thi tốt nghiệp THCS không?

Hiện nay, không có kỳ thi tốt nghiệp THCS. Việc tốt nghiệp THCS của học sinh cấp 02 sẽ được thực hiện theo hình thức xét tuyển.

Học sinh yếu có được thi tốt nghiệp THCS không?
Học sinh yếu có được thi tốt nghiệp THCS không? (ảnh minh họa)

Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện xét tốt nghiệp THCS của học sinh như sau:

Học sinh THCS có đủ các điều kiện dưới đây thì được công nhận hoàn thành chương trình THCS:

- Kết quả rèn luyện cả năm học đạt mức Đạt trở lên.

- Kết quả học tập cả năm học đạt mức Đạt trở lên.

- Nghỉ không quá 45 buổi/năm học.

Học sinh không đáp ứng yêu cầu này thì không được công nhận hoàn thành chương trình THCS.

3. Học sinh yếu có được lên lớp không?    

Học sinh yếu có được lên lớp không?
Học sinh yếu có được lên lớp không? (ảnh minh họa)

Như đã trình bày ở trên, học sinh yếu do không đáp ứng đủ điều kiện về kết quả học tập và rèn luyện nên sẽ không được lên lớp.

4. Học sinh yếu hạnh kiểm là gì?        

Theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, thì học sinh cấp 2 không còn xếp loại hạnh kiểm mà thay vào đó là đánh giá kết quả rèn luyện. Kết quả rèn luyện của học sinh được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Như vậy, học sinh yếu hạnh kiểm hay chính là học sinh có mức đánh giá kết quả rèn luyện là Chưa đạt.

5. Học lực yếu hạnh kiểm tốt có được lên lớp không?

Như đã trình bày ở trên, học sinh cấp 2 có được lên lớp hay không phụ thuộc vào việc học sinh có đáp ứng đủ yêu cầu về kết quả học tập và kết quả rèn luyện. Để được lên lớp học sinh cần đạt mức đánh giá Đạt trong học tập và rèn luyện.

Đồng thời, việc đánh giá kết quả học tập và kết quả rèn luyện của học sinh là riêng biệt, không ảnh hưởng đến nhau. Do đó, xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh không phụ thuộc vào kết quả học tập.

Do đó, học lực yếu hạnh kiểm tốt thì học sinh sẽ không được lên lớp.

Trên đây là nội dung: Học sinh yếu có được lên lớp, thi tốt nghiệp THCS không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?