Học sinh vi phạm giao thông có bị nhà trường xử lý?
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự, an toàn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông đối với học sinh.
Tại Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 21/12/2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, nhất là những vi phạm có nguy cơ gây tai nạn cho học sinh.
Đối với những trường hợp học sinh vi phạm, cơ quan công an phải gửi thông báo về cho nhà trường để có hình thức xử lý và biện pháp giáo dục phù hợp.
Các đơn vị, trường học khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông báo về học sinh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật về giao thông phải có trách nhiệm mời cha mẹ học sinh đến làm việc thông báo rõ vi phạm và yêu cầu phối hợp quản lý, giáo dục con cái cam kết không tái phạm.
Như vậy, học sinh vi phạm giao thông rất có thể sẽ bị nhà trường áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật, kể cả là trong dịp nghỉ Tết.
Hiện nay, có 05 hình thức kỷ luật học sinh quy định tại Thông tư 08/TT năm 1988 bao gồm:
- Khiển trách trước lớp
- Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường
- Cảnh cáo trước toàn trường
- Đuổi học một tuần lễ
- Đuổi học 1 năm
Với lỗi vi phạm giao thông đường bộ, thông thường học sinh chỉ bị khiển trách trước lớp hoặc khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường hoặc cảnh cáo trước toàn trường để rút kinh nghiệm.
Các lỗi học sinh thường mắc khi tham gia giao thông và mức phạt
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với một số lỗi vi phạm mà học sinh thường mắc khi tham gia giao thông như sau:
- Điều khiển xe phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô theo khoản 1 Điều 21.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng với học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên theo khoản 4 Điều 21.
- Tụ tập dưới lề đường
Phạt 300.000 - 400.000 đồng nếu dừng xe, đỗ xe máy ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố theo khoản 3 Điều 6
- Chạy xe dàn hàng ngang trên đường
Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng nếu điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên theo khoản 1 Điều 8.
- Không đội mũ bảo hiểm
Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 theo khoản 3 Điều 6, khoản 4 Điều 8 với một trong các lỗi:
- Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), mô tô, xe máy không đội ''mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy'' hoặc đội ''mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy'' không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), mô tô, xe máy không đội ''mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy'' hoặc đội ''mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy'' không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Vượt đèn đỏ
- Phạt từ 800.000 - 01 triệu đồng nếu đi xe máy, xe máy điện theo khoản 4 Điều 6).
- Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp điện theo khoản 2 Điều 8.
Trên đây là quy định của pháp luật về việc học sinh vi phạm giao thông có bị nhà trường xử lý. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.