Học sinh ở lại lớp khi nào?

Thời điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh như hiện nay, nhiều phụ huynh lo lắng quan tâm đến việc học sinh ở lại lớp khi nào. Vậy học sinh ở lại lớp khi nào?
Học sinh ở lại lớp khi nào?
Học sinh ở lại lớp khi nào? (Ảnh minh họa)

1.1 Đối với học sinh cấp 1

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định về việc xét hoàn thành chương trình lớp học đối với học sinh cấp 1. Theo đó, học sinh cấp 1 sẽ ở lại lớp nếu có các điều kiện sau:

- Học sinh không được đánh giá kết quả giáo dục tại 1 trong 3 mức là Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành. Tức là học sinh này đánh giá kết quả giáo dục ở mức chưa hoàn thành;

- Học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học. 

- Hiệu trưởng quyết định học sinh chưa được lên lớp sau khi kiểm tra, xem xét danh sách báo cáo của giáo viên. 

Việc xem xét và danh sách học sinh được giáo viên gửi cho Hiệu trưởng được thực hiện dựa trên trên cơ sở mức độ chưa hoàn thành đối với các môn học, hoạt động giáo dục và mức độ hình thành, phát triển một số phẩm chất, năng lực.

1.2 Đối với học sinh cấp 2, 3

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, học sinh cấp 2 và cấp 3 không đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp. Theo đó, học sinh cấp 2 và cấp 3 sẽ ở lại lớp nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau:

- Thứ nhất là có kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm cả kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè tại Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá ở mức chưa đạt.

- Thứ hai là có kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả được đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá ở mức chưa đạt.

- Thứ ba là học sinh nghỉ học quá 45 buổi trong một năm học (số buổi nghỉ được tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó bao gồm cả nghỉ học có phép và nghỉ học không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

Học sinh lớp 9, lớp 12 chưa tốt nghiệp có bị ở lại lớp không?
Học sinh lớp 9, lớp 12 chưa tốt nghiệp có bị ở lại lớp không? (Ảnh minh họa)

2.1 Đối với học sinh lớp 9:

Căn cứ Điều 4 của Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tại Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT có quy định điều kiện công nhận tốt nghiệp bao gồm:

- Điều kiện về tuổi:

+ Không được quá 21 tuổi đối với những học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; 

+ Từ 15 tuổi trở lên đối với các học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
+ Nếu học sinh là từ nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì thực hiện theo quy định về độ tuổi của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

- Học sinh đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.

- Có đầy đủ hồ sơ theo xét công nhận tốt nghiệp

Theo đó, trường hợp học sinh không chưa tốt nghiệp do không thỏa mãn yếu tố về tuổi thì có thể không cần học lại lớp 9. Tuy nhiên, trường hợp học sinh chưa tốt nghiệp do chưa hoàn thành Chương trình cấp 2 thì học sinh này phải ở lại lớp để hoàn thành chương trình học và được xét công nhận tốt nghiệp.

2.2 Đối với học sinh lớp 12

- Trường hợp học sinh chưa được tốt nghiệp do chưa hoàn thành xong chương trình trung học phổ thông:

Đối với trường hợp này, học sinh phải học lại lớp 12. Do căn cứ Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, vì lý do đối tượng dự thi trung học phổ thông quốc gia để được xét tốt nghiệp phải là người đã học xong chương trình trung học phổ thông. 

Tóm lại, để được xét tốt nghiệp cấp 3 học sinh cần phải hoàn thành xong chương trình  trung học phổ thông.

- Trường hợp học sinh chưa được tốt nghiệp do không đủ điểm thi tại kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia: 

Đối với trường hợp này, do thí sinh đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông nên không cần học lại lớp 12. Học sinh có thể đăng ký xét tốt nghiệp lại tại kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm học sau. 

Hiện nay, việc chuyển trường của học sinh được đề cập tại các văn bản sau đây:

- Đối với học sinh tiểu học, điều kiện và thủ tục chuyển trường quy định tại Điều 36 Quy chế trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT:

- Đối với học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông, điều kiện và thủ tục  chuyển trường quy định tại Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT

Căn cứ các quy định nêu trên, học sinh ở lại lớp hoàn toàn có thể được phép chuyển trường, tuy nhiên việc chuyển trường phải được thực hiện theo đúng quy định về thời điểm và thủ tục của quy định và điều lệ nhà trường. Ngoài ra cũng cần lưu ý, học sinh ở lại lớp đã được ghi nhận trong học bạ, do đó khi chuyển trường học sinh cũng phải học lại lớp. 

Trên đây là thông tin cho câu hỏi học sinh ở lại lớp khi nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đoàn) là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Chi đoàn là một nhánh nhỏ trong khối Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chi đoàn và cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?