Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Ở độ tuổi chưa thực sự kiểm soát được cảm xúc và hành vi, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, gây gổ đánh nhau xảy ra ngày càng phổ biến. Nếu bị giáo viên phát hiện ngay trong trường học, học sinh chắc chắn sẽ bị kỷ luật. Vậy học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có thể bị đuổi học

Nhà trường xử lý kỷ luật

Gây gổ đánh nhau là một trong những hành vi vi phạm nội quy trường học, kể cả thực hiện ngoài phạm vi nhà trường, học sinh vẫn có thể bị kỷ luật. Cụ thể, Thông tư 08/TT năm 1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông quy định:

  • Học sinh mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm có thể bi khiển trách trước lớp.

  • Học sinh gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường có thể bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường.

  • Trường hợp học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm; học sinh gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh thì có thể bị đuổi học 01 tuần.

  • Học sinh đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác với mức độ rất nghiêm trọng hoặc can án ngoài nhà trường bị công an bắt có thể bị đuổi học 01 năm.

Căn cứ quy định trên, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của vi phạm, học sinh đánh nhau ngoài nhà trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách hoặc đuổi học.

Ngoài ra, trường hợp học sinh gây gổ đánh nhau nghiêm trọng đến mức gây thương tích nặng, không chỉ bị nhà trường kỷ luật mà học sinh còn có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Về mức phạt hành chính

Theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính với các vi phạm do cố ý.

Trong đó, khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là phạt tiền từ 05 - 08 triệu đồng.

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự

​Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị hại mà người thực hiện hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Xem chi tiết: Dưới 18 tuổi đánh bạn gây thương tích nặng có bị đi tù không?

hoc sinh danh nhau ngoai nha truong

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có thể bị đuổi học (Ảnh minh họa)

Sắp tới, học sinh sẽ được áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực

Theo dự thảo Thông tư mới của Bộ giáo dục về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông thay thế Thông tư 08/TT năm 1988, học sinh đánh nhau sẽ không còn bị đuổi học và thay bằng các biện pháp kỷ luật tích cực.
Các hình thức kỷ luật học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường tại dự thảo này bao gồm:

  • Khiển trách;

  • Cảnh cáo;

  • Tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm.

Trong đó, hình thức khiển trách áp dụng cho học sinh lần đầu gây gổ, đánh nhau hoặc có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn trường học và cộng đồng.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng cho học sinh đánh nhau có tổ chức, có hung khí lần đầu nhưng mức độ rất nghiêm trọng.
Trường hợp học sinh đánh nhau có tổ chức, sử dụng hung khí, vũ khí gây thương tích nặng cho người khác thì sẽ phải tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng tối đa là 02 tuần.
Không chỉ thay đổi về các hình thức kỷ luật học sinh, dự thảo trên còn đề ra các biện pháp kỷ luật tích cực với học sinh mà trước đây chưa có:

  • Nhắc nhở, phê bình riêng với học sinh.

  • Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh đang gặp khó khăn tâm lý.

  • Yêu cầu học sinh viết cảm nhận, kiểm điểm về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa;

  • Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ lao động phù hợp, vừa sức như: Trực nhật, vệ sinh trường lớp, trồng hoặc chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường…

Trên đây là thông tin về vấn đề: Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không? Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192  để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào xét xử phúc thẩm vụ án hình sự? Quy trình diễn ra thế nào?

Trường hợp nào xét xử phúc thẩm vụ án hình sự? Quy trình diễn ra thế nào?

Trường hợp nào xét xử phúc thẩm vụ án hình sự? Quy trình diễn ra thế nào?

Tương tự xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng là một cấp xét xử vụ án hình sự. Tuy nhiên, ở hai cấp xét xử này, mục đích và quy trình xét xử, thời hạn xét xử được quy định khác nhau. Vậy, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì? Quy trình xét xử diễn ra thế nào?