Học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Cách đăng ký

Một số đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh phải học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy học chứng chỉ này ở đâu, đăng ký học thế nào? Câu trả lời có tại bài viết sau.

1. Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? 

Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm hay Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm là loại giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.

Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
(Ảnh minh hoạ)

2. Đối tượng được cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT đối tượng được cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  • Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm và thủy sản của cơ sở;

  • Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.

3. Học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
Học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? (Ảnh minh hoạ)

Người học có thể học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sau:

  • Cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

  • Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh, thành phố;

  • Trung tâm y tế dự phòng ở tỉnh, thành phố;

  • Các Trung tâm y tế dự phòng ở huyện, quận.

  • Các trường Đại học;

  • Các Viện nghiên cứu;

  • Các Trung tâm kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm;…

Về tài liệu ôn tập có thể tham khảo các nội dung sau:

  • Bộ câu hỏi kiểm tra và đáp án trả lời thực hiện kiểm tra xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương ban hành tại Quyết định 1390/QĐ-BCT.

  • Tài liệu tập huấn và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống và đáp án trả lời do Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ban hành tại Quyết định 37/QĐ-ATTP.

  • Tài liệu tập huấn và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản ban hành tại Quyết định 381/QĐ-QLCL.

Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là một những yêu cầu để cơ sở có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Sau khi Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung, Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT không có quy định cụ thể về thẩm quyền cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, có thể thấy cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì có thẩm quyền cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, có quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là cơ quan thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh.

  • Cơ quan cấp trung ương: Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo sự phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  • Cơ quan cấp địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định dựa theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tế trên địa bàn và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chủ cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì tự xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho mình. Nếu Cơ quan quản lý kiểm tra kiến thức thông qua bộ câu hỏi, ngân hàng câu hỏi có sẵn, chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức thì bị xử lý theo quy định.

4. Cách đăng ký học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Công văn 244/ATTP-NĐTT chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải xác nhận việc tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.

Việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do cá nhân tự học hoặc do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng dạy và có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn.

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh căn cứ vào kết quả đánh giá để lập danh sách xác nhận và chịu trách nhiệm đối với kết quả tập huấn do mình xác nhận.

Tài liệu tập huấn do cơ sở tự biên soạn hoặc cơ sở sử dụng tài liệu đã được cơ quan quản lý ban hành. Chủ cơ sở tự chịu trách nhiệm về nội dung tập huấn kiến thức cho nhân viên. Cơ quan quản lý được quyền kiểm tra kiến thức thông qua bộ câu hỏi, ngân hàng câu hỏi có sẵn.

Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh xác nhận. Cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm giống như sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.

5. Học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm gồm nội dung gì?

Học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ các nội dung sau:

  • Các mối nguy hại vệ sinh an toàn thực phẩm;

  • Điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm;

  • Phương pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

  • Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

  • Các kiến thức về thực hành sản xuất tốt, thực hành vệ sinh tốt, phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn;

  • Các kiến thức chuyên ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm….

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung bài viết này, độc giả hãy gọi đến tổng đài 19006192 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?