Hóa trị là gì? Quy định về thực hiện hoá trị tại cơ sở y tế

Ung thư có nhiều phương pháp điều trị, trong đó hóa trị là một phương pháp khá phổ biến. Vậy hóa trị là gì? Quy định về thực hiện hóa trị tại cơ sở y tế như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1.1 Định nghĩa hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách truyền trực tiếp hóa chất và thuốc vào cơ thể để phá hủy tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và di căn qua các vùng khác của cơ thể.

Hóa trị có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác như: Phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,...với nhiệm vụ giúp các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.

hóa trị là gì
Hóa trị là biện pháp điều trị ung thư phổ biến (Ảnh minh hoạ)

1.2 Mục tiêu của hóa trị

Tùy vào loại ung thư, giai đoạn phát triển của tế bào và sức khỏe của người điều trị ung thư thì sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau:

  • Tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư: Điều trị hóa trị có thể triệt tiêu các tế bào gây ung thư, đây là mục tiêu chính của giai đoạn, khi mà tế bào còn nhỏ và chưa di căn qua các vùng khác. Ngoài ra, đây cũng là mục tiêu của điều trị ung thư máu.

  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: Trong trường hợp tế bào ung thư không thể bị tiêu diệt hoàn toàn, hóa trị có khả năng làm chậm và kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư, làm giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư gây ra. Lúc này ung thư sẽ được kiểm soát như bệnh mãn tính.

  • Ngăn chặn tế bào ung thư di căn: Tế bào ung thư không phải đứng yên một chỗ, nó có thể sinh sôi và di căn qua các vị trí khác. Nhiệm vụ của hóa trị là là ngăn chặn các tế bào lan sinh sôi và lan rộng qua các vùng khác của cơ thể.​

1.3 Ưu và nhược điểm của hóa trị 

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư quan trọng, tuy nhiên phương pháp này sẽ có một số ưu nhược điểm như:

  • Ưu điểm: Liệu pháp hóa trị có hiệu quả trong việc làm chậm quá trình phát triển của khối u và tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Không chỉ vậy, hóa trị còn có khả năng ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư, giảm các triệu chứng khó chịu và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Hóa trị có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật và xạ trị để đạt hiệu quả tối ưu.

  • Nhược điểm: Bên cạnh khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa trị vẫn có thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh và gây ra các tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, rụng tóc, giảm bạch cầu, loét miệng, và tăng nguy cơ nhiễm trùng

2.1 Hóa trị đường uống

Điều trị hóa trị có thể thực hiện bằng đường uống bằng cách sử dụng thuốc dạng viên hoặc dạng. Cơ chế của cách này là sau khi uống thuốc vào, dịch trong dạ dày sẽ hòa tan thuốc, giúp thuốc thấm vào cơ thể và tiến hành tiêu diệt các tế bào ung thư.

Biện pháp này có thể được thực hiện ở nhà, tuy nhiên vẫn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

hóa trị là gì
Thuốc dưới dạng viên để hóa trị (Ảnh minh hoạ)

2.2 Hóa trị tiêm dưới da

Ở biện pháp này, thuốc hóa trị dưới dạng dung dịch hoặc gel sẽ được bác sĩ đưa vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da, đảm bảo kim tiêm không vào sâu trong  cơ. Ưu điểm của biện pháp này là ít chảy máu, phù hợp với những bệnh nhân có lượng tiểu cầu thấp.

2.3 Hóa trị truyền tĩnh mạch

Đây là biện pháp hiệu quả nhất để thuốc hấp thụ vào máu. Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng kim tiêm đưa thuốc vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch hay còn gọi là ven. Biện pháp này được tiến hành từ vài phút đến hàng giờ, hoặc thậm chí là vài ngày.

Hiện nay, Thông tư 01/2017/TT-BYT đã quy định chi tiết về việc thực hiện hóa trị, xạ trị, hóa trị kết hợp xạ trị ban ngày tại các cơ sở khám chữa bệnh. Sau đây là những điểm chính cần biết về quy định thực hiện hoá trị ban ngày tại cơ sở y tế trong Thông tư 01/2017/TT-BYT:

  • Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng cho bệnh nhân cư trú trên địa bàn nơi cơ sở y tế hoạt động, người bệnh có chỉ định xạ trị, hóa trị hoặc hóa - xạ trị ban ngày và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện kỹ thuật hóa trị, xạ trị (hoặc điều trị bệnh bằng đồng vị phóng xạ).

  • Điều kiện áp dụng: Bệnh nhân được chỉ định điều trị hóa trị ban ngày dựa trên tình trạng sức khỏe và bệnh lý, do bác sĩ điều trị quyết định.

  • Thủ tục: Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh, quy trình chuyên môn kỹ thuật y tế và quản lý hồ sơ bệnh án đối với hình thức hóa trị ban ngày được thực hiện tương tự như hình thức nội trú.

  • Chi phí: Chi phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh (không bao gồm chi phí giường bệnh) sẽ tuân thủ theo quy định chung. Tiền giường bệnh hóa trị ban ngày được thực hiện theo Thông tư liên tịch 37/2015/TT-BYT-BTC.

  • Thăm khám: Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hàng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị. Các lần thăm khám sức khỏe định kỳ hàng ngày trong quá trình điều trị sẽ không phải trả phí.

Qua bài viết, chúng ta đã tìm hiểu rõ hơn về hóa trị là gì? Bên cạnh đó, các quy định về thực hiện hóa trị tại cơ sở y tế cũng được làm rõ, giúp người bệnh và người nhà có cái nhìn tổng quan về quá trình điều trị. Với những tiến bộ của y học, hóa trị đang ngày càng trở nên hiệu quả và an toàn hơn.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc đang diễn biến phức tạp. Điều không ai mong muốn đã xảy ra là hiện đã có nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ngay lúc này, nhiều người trên cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về miền Bắc, đều muốn chung tay đóng góp, ủng hộ mong miền Bắc sớm vượt qua thiên tai.