Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là gì? Gồm những thành phần nào?

Pháp luật quy định có những cơ sở phải tuân thủ việc lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy. Vậy, hồ sơ phòng cháy chữa cháy là gì? Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm thành phần nào? Cùng nghiên cứu quy định liên quan tại bài viết.

1. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là gì?

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ phòng cháy chữa cháy (hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy) là một trong những điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở.

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là gì (Ảnh minh hoạ)

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy của cơ sở do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

2. Đối tượng phải lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy?

Theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, đối tượng phải lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy bao gồm các đối tượng thuộc thuộc danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP và cơ sở thuộc danh mục cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại Phụ lục IV Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

3. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm các thành phần nào?

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA. Theo đó người đứng đầu các cơ sở dưới đây có trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.

Thành phần hồ sơ phòng cháy chữa cháy (Ảnh minh hoạ)

Hồ phòng cháy chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP, gồm:

  • Nội quy, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy; quyết định phân công nhiệm vụ, chức trách trong thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở (nếu có);

  • Giấy chứng nhận, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

  • Bản sao của bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ cho việc chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được phê duyệt (nếu có);

  • Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành (nếu có);

  • Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Công an có thẩm quyền cấp;

  • Phương án chữa cháy của cơ sở được phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

  • Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

  • Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra đối với điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);

  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (nếu có);

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại Phụ lục IV Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:

  • Nội quy, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy; quyết định phân công nhiệm vụ, chức trách trong thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở (nếu có);

  • Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Công an có thẩm quyền cấp;

  • Phương án chữa cháy của cơ sở được phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

  • Biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý hành chính hành vi vi phạm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

  • Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết quả điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

  • Giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (nếu có).

Trên đây là nội dung liên quan đến hồ sơ phòng cháy chữa cháy. Để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung tại bài viết này, độc giả hãy gọi đến tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.